Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

CON ĐI BIỂU TÌNH CHỐNG TÀU CÙNG MẸ

Đặng Huy Văn:  Nhà văn Thùy Linh, một trong số hơn 20 biểu tình viên bị CA bắt lên trại Lộc Hà sáng ngày 2/6/2013 tại Hà Nội, đã viết: “Ở trại Lộc Hà lần này, mình gắn bó nhất với một biểu tình viên nhí là cu Tài, mới hơn 5 tháng tuổi theo mẹ Nga đi biểu tình. Hỏi Nga, con nhỏ thế sao cứ tha lôi đi thế này? Nga bảo: “Đi thế này còn hơn ở nhà vì an ninh luôn vây nhà, gây sự...Khổ lắm! Ba mẹ con đành cứ ba lô trên vai đi khắp nơi!”. Cu Tài vô cùng dễ thương, đẹp trai cả ngày ở nhà lưu trú của trại nóng bức tuyệt không một tiếng khóc, vòi vĩnh... Bú mẹ xong lại ngủ, tỉnh dậy lại cười, má lúm đồng tiền...

“Buổi chiều, sau cơn mưa đái giắt trời càng oi nồng, mẹ Nga đưa cu Tài ra bể nước công cộng tắm qua nước lạnh. Mát mẻ quá cu thích, lại cười đùa toe toe. May có trời Phật thương hay sao mà con không bị cảm ốm! Nga dặn, quần áo, bột dinh dưỡng ăn liền, bỉm sơ sinh...em để cả trong ba lô. Nếu chẳng may, em bị CA lôi đi đâu đó thì nhờ chị chăm sóc con giúp!” Trích “Tiền sự thứ nhất” của nhà văn Thùy Linh (Nguồn: buudoan.com).

Đọc đến đây, tôi đã bật khóc mà viết nên những dòng cảm xúc này tặng cháu cu Tài để làm kỷ niệm. Mong rằng mai kia cu Tài lớn lên, khi đất nước đã đuổi sạch bóng giặc Tàu xâm lược ra khỏi bờ cõi, đã giành được tự do và dân chủ về tay nhân dân, thì cháu hãy đừng quên sự hi sinh vô bờ của mẹ Nga, của các bác các chú đã bị bắt và bị đánh đập dã man ngày hôm nay cháu nhé!

Con Đi Biểu Tình Chống Tàu Cùng Mẹ

(Viết tặng cu Tài, biểu tình viên nhí 5 tháng tuổi)

Hỏi con đã mấy tuổi rồi
Mà đi biểu tình cùng mẹ?
Con vừa 5 tháng tuổi thôi
Căm giặc Tàu nên bất kể!

Giặc đã tràn sang, bác ơi!
Cưỡng chiếm Hoàng Sa năm đó
Năm nào làm sao con rõ?
Mẹ Nga cũng chửa ra đời[1]

Tàu cấm dân nay đánh cá
Giữa Biển Đông mình, mẹ ơi!
Báo đăng, “Có đoàn “tàu lạ”
“Phá thuyền, cướp cá, giết người!”

Hải quân, cảnh sát biển...thương
Khi thấy dân mình bị chết
“Tránh xa! Kẻo "tàu lạ" giết
“Đây là lệnh của Trung ương!”

Dân mình căm phẫn xuống đường
Lệnh trên: “Mau mau đàn áp!”
Nhìn người bị đánh mà thương
Họ đã làm gì, thưa bác?

Chống giặc Tàu là “tội” ư?
Vậy phải chi Vua Lê Lợi
Cũng là ông Vua có tội
Mà sao thờ đến bây giờ?

Biểu tình là “gây rối” chăng?
Vậy xưa ai từng kêu gọi
Xuống đường chống giặc France
Xâm lược núi sông, bờ cõi![2]

Xuống đường là “phạm pháp” ư?
Vậy nếu năm xưa dân chúng
Không biểu tình, không anh dũng
Làm sao đảng có bây giờ?

Hay đảng và Tàu cùng giống?
Chống Tàu khiến đảng đau lòng
Như xưa vua Lê Chiêu Thống
Dâng Tàu xã tắc, non sông!

Hay đảng làm theo lời Bác
Cùng Mao đồng chí đồng lòng?
Đời đời thắm “tình hữu nghị”
“Núi liền núi, sông liền sông!”[3]

Hay đảng nay hèn với giặc
Nhưng ngày càng ác với dân?
Bác Thùy Linh ơi, hãy cứu!
Mẹ Nga cùng với nhân quần

Đã xả thân mình tranh đấu
Cùng toàn dân chống giặc Tàu
Đang bị công an đàn áp
Ngô Vương ơi! Nước mình đâu?[4]

Con nguyện suốt đời bên mẹ
Và bao chiến sĩ anh hùng
Cùng hi sinh và chiến đấu
Quyết gìn gữ lấy Núi Sông!

Hà Nội, 8/6/2013
Ts. Đặng Huy Văn


[1]- Ngày 19/1/1974, nhân khi Quân Lực VNCH đang phải dốc toàn lực lượng để đối phó với quân chủ lực của VNDCCH trên toàn Miền Nam, thì Trung Quốc đã ào ạt đưa hải quân sang cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tay VNCH. Vậy mà lúc bấy giờ, chính phủ VNDCCH không hề lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm lược trước sự kêu cứu của VNCH!

[2]- France (Từ Điển Anh-Việt): nước Pháp. Trong câu này, tác giả buộc phải dùng từ “France” thay cho từ “Pháp” để hợp vần. Đây là tác giả đã học được nghệ thuật làm thơ của nhà thơ Bút Tre lừng danh của Miền Bắc Việt Nam XHCN.

[3]- Việt Nam, Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông - YouTubeChương trình ca nhạc chào Xuân 2010 trình phát trên VTC vào ngày 30 Tết.


[4]- Ngô Vương tức vua Ngô Quyền (898-944) đã có công giành lại độc lập cho Việt Nam sau một ngàn năm Bắc Thuộc vào năm 938 SCN.

3 nhận xét:

  1. TÂY TIẾN
    Tác giả: Quang Dũng

    Thông tin bài thơ
    Link bài thơ vào forum hoặc blog
    Thêm vào danh sách bài thơ yêu thích
    Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
    Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
    Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
    Mường Lát hoa về trong đêm hơi

    Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
    Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
    Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

    Anh bạn dãi dầu không bước nữa
    Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
    Chiều chiều oai linh thác gầm thét
    Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

    Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
    Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

    Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
    Kìa em xiêm áo tự bao giờ
    Khèn lên man điệu nàng e ấp
    Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

    Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
    Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
    Có nhớ dáng người trên độc mộc
    Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

    Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
    Quân xanh màu lá dữ oai hùm
    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

    Rải rác biên cương mồ viễn xứ
    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
    áo bào thay chiếu, anh về đất
    Sông Mã gầm lên khúc độc hành

    Tây tiến người đi không hẹn ước
    Đường lên thăm thẳm một chia phôi
    Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
    Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

    -- Phù Lưu Chanh, 1948

    Trả lờiXóa
  2. MỒ ANH HOA NỞ

    Hôm qua chúng giết anh
    Xác phơi đầu ngõ xóm
    Khi lũ chúng quay đi
    Mắt trừng còn doạ dẫm
    - Thằng này là cộng sản
    Không đứa nào được chôn!

    Không đứa nào được chôn!
    Lũ chúng vừa quay lưng
    Chiếc quan tài sơn son
    Đã đưa anh về mộ
    Đi theo sau hồn anh
    Cả làng quê, đường phố
    Cả lớn nhỏ, gái trai
    Đám càng đi càng dài
    Càng dài càng đông mãi

    Mộ anh trên đồi cao
    Cành hoa này em hái
    Vòng hoa này chị đơm
    Cây bông hồng em ươm
    Em trồng vào trước cửa

    Mộ anh trên đồi cao
    Hoa hồng nở và nở
    Hương thơm bay và bay
    Lũ chúng nó qua đây
    Mắt diều không dám ngó:
    Trên mồ người cộng sản
    Hoa hồng đỏ và đỏ
    Như máu nở thành hoa...

    Theo: NXB Kim Đồng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NỤ CƯỜI CỦA BÁC

      Bác cười hiền tựa ông tiên
      Chòm râu trắng muốt, mái đầu bạc phơ.
      Cao vời vầng trán ước mơ
      Ánh mắt vẫy gọi bến bờ tương lai.

      Áo nâu mưa nắng bạc phai
      Cao su - đôi dép chông gai dặm trường.
      Bác là Tổ Quốc, Quê hương
      Là cây đại thụ, là đường đấu tranh.

      Bác là trang sử liệt oanh
      Hùng thiêng sông núi, lưu danh muôn đời.
      Bôn ba khắp bốn phương trời
      Tìm đường chân lý, xây đời tự do.

      Bác là áo ấm, cơm no
      Nụ cười âu yếm, giọng hò dịu êm.
      Bên Người con lớn lên thêm
      Nụ cười của Bác êm đềm nước non.

      Tháng 5/2005.

      Xóa