Đặng Huy Văn: Tôi rất bức xúc khi đọc được tin hai tàu cá huyện đảo Lý Sơn của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc cướp phá ngày 7/7/2013 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Và càng đau đớn hơn khi biết từ ngày TQ cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của ta, mỗi lần ngư dân ta vào HS đánh cá hoặc tránh bão đều bị quân TQ đuổi ra khiến nhiều ngư dân bị lâm nạn, chết rất thương tâm. Vì thế, huyện đảo Lý Sơn chỉ rộng 10 Km2 với hơn 2 vạn dân mà có tới hơn 500 người phụ nữ phải sống đơn thân do có chồng bị chết trên biển vì giặc Tàu hoặc bão tố. Cuộc sống của những nàng “Vọng Phu” này hiện nay rất khó khăn khi không còn lao động chính của gia đình mà còn phải nuôi bố mẹ già và con nhỏ. Bài viết này chỉ là vài dòng tâm tư để chia sẻ với những người goá phụ không may mắn đó.
“VỌNG PHU” TRÊN ĐẢO LÝ SƠN
“Vọng Phu” trên đảo Lý Sơn (1)
Tháng ngày khắc khoải nuôi con ngóng chổng
Nhìn ra cảng biển mênh mông
Người tàu đầy cá, người không trở về!
Trải trăm năm lễ Khao Lề(2)
Tiễn chinh phu thẳng hướng về đảo xa
“Biển Đông là nước non nhà!”
Lời xưa Hải Đội Hoàng Sa tuyên thề
Ra đi không hẹn ngày về
Gia Long Chiếu Chỉ còn ghi tháng ngày(3)
Mình về nuôi má, ba thay
Thương anh Mộ Gió đơm đầy khói nhang!
Ba trăm năm, vạn cái tang
Xác chìm đáy biển, dạt lang thang hồn
Những chiều khuất bóng hoàng hôn
Chim trời vỗ cánh cô hồn đợi ai?
Bốn ngàn năm nước non này
Đã bao nước mắt chảy đầy biển khơi
Mà giờ hải đảo xa xôi
“Nhà yêu nước” bảo “đất người” là sao?
Giặc xông lên xé cờ đào(4)
Đánh người, cướp cá, phá tàu dân ta
Đâu rồi Hải Đội Hoàng Sa?
Cứu ngư dân, cứu nước nhà Việt Nam !
Kêu vua, vua bận hội đàm
"Ngoại giao chiến lược" ở tầm vĩ mô
Kêu quan, quan bảo chớ lo
Còn tình "hữu nghị" bác Hồ, bác Mao!
Hỏi trời, trời ở quá cao
Hỏi biển, biển bảo giặc Tàu xâm lăng
Hỏi hồn Hải Chiến lang thang(5)
Đâu còn non nước Trường, Hoàng, Biển Đông!
Hỏi năm trăm chị goá chồng
Sống trên huyện đảo cầu mong điều gì?
Cầu sao Tàu Cộng xéo đi
Trường-Hoàng Sa, sớm trở về nước non!
Hà Nội, 17/7/2013
Ts. Đặng Huy Văn
GHI CHÚ:
(1)- Ở Lý Sơn không có nàng Tô Thị | ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM - VOV.VN
(2)- Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi ...
giaoduc.net.vn/Xa-hoi/...Ly-Son.../293844.gd
(3)- Vua Gia Long nhiều lần phái quân ra Hoàng Sa để khảo sát thủy ...
www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm...
(4)- Tàu TQ cướp phá tàu cá VN như thế nào?
www.rfa.org/.../viet-fishermen-attacked-by-cn-gm-07...
(5)- Hải chiến Hoàng Sa 1974 – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org/wiki/Hải_chiến_Hoàng_Sa_1974
(Nguồn: http://danghuyvan1945.blogspot.com)
LỘ DIỆN KẺ ĐÁNH MẤT HOÀNG SA
Trả lờiXóaHội NNGBPĐ : Bài đăng lên cho những bạn còn chưa hiểu vì sao HS mất vì ai & mất như thế nào qua lời kể của chuẩn tướng NHH.
Ông Nguyễn Hữu Hạnh, nguyên là chuẩn tướng, phụ tá Tổng Tham trưởng mưu quân đội Sài Gòn năm 1975, hiện nay là uỷ viên UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Ông là một nhân chứng lịch sử trong thời điểm xảy ra những xung đột giữa chính quyền Sài Gòn và Trung Quốc năm 1974, dẫn đến sự chiếm cứ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ông tâm sự:
Cuối năm 1973, tôi nhận lệnh ra Đà Nẵng với chức danh là Chuẩn tướng, Tổng Thanh tra Quân đoàn I và Quân khu I.
Quần đảo Hoàng Sa lúc ấy thuộc nhóm đảo Nguyệt Thềm trực thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm ngoài khơi phía Đà Nẵng. Nhóm này gồm có đảo lớn nhất là Hoàng Sa, phía đông Hoàng Sa có 4 đảo, phía nam có 1 đảo. Các đảo nhỏ chung quanh Hoàng Sa đều không có người ở. Dưới thời Ngô Đình Diệm, có một tiểu đoàn Thuỷ quân lục chiến đóng tại đây. Thuỷ quân lục chiến ngày đó đặt dưới quyền của Hải quân nên có đầy đủ phương tiện đi kiểm soát các đảo nhỏ không người ở. Trên đảo Hoàng Sa lúc ấy có đài khí tượng Thuỷ văn, có mấy mã lính từ thời Gia Long, có một ngôi Miễu Bà… Nghĩa là nó mặc nhiên thuộc về chủ quyền người Việt. Đến thời Nguyễn Văn Thiệu thì nơi này được giao cho một trung đội địa phương quân của Tiểu khu Quảng Nam (Thuỷ quân lục chiến đã trở thành sư đoàn Tổng trù bị của quân đội Sài Gòn) nên điều kiện để bảo vệ và chống trả lực lượng Hải quân Trung Quốc lúc đó là không có.
Đầu năm 1974, Tổng thống Thiệu ra Đà Nẵng. Tại buổi tiệc chiêu đãi Tổng thống, một đại tá tư lệnh Hải quân Quân khu I (Quân đội Sài Gòn) cho biết người của Trung Quốc đã chiếm 3 hòn đảo nhỏ ở phía đông Hoàng Sa. Tổng thống Thiệu bảo ngay ngày mai ông ta sẽ tới Bộ Tư lệnh Hải quân để nghe trình bày rõ hơn. Hôm sau nữa, văn phòng quân khu có cho tôi đọc một bản viết tay của ông Thiệu ra lệnh cho Đề đốc Chơn, Tư lệnh Hải quân của quân đội Sài Gòn, tổ chức hành quân đuổi người Trung Quốc ra khỏi ba đảo đã bị chiếm. Và có lẽ, đó là một sai lầm quan trọng của ông Thiệu: phát động chiến tranh với nước ngoài mà không hề thông qua Quốc hội.Những gì diễn ra trong chiến dịch này thật là thê thảm: Bên Hải quân quân đội Sài Gòn có 4 tàu chiến đi thành hai cặp: gồm các chiếc HQ4 và HQ5, HQ10 và HQ16. Trong phút chốc 4 chiếc tàu này đã dễ dàng đuổi hết những cư dân Trung Quốc trên 3 hòn đảo Quang Ảnh, Quang Hoà và Duy Mộng. Nhưng giống như có chuẩn bị sẵn, ngay lập tức, 11 tàu chiến Trung Quốc xuất hiện, trong đó có chiếc tàu Koma trang bị vũ khí điện tử. Đó là những chiếc tàu nhỏ, vũ khí mạnh hơn, di chuyển nhẹ nhàng và linh động hơn tàu chiến của quân đội Sài Gòn. Tàu Trung Quốc khiêu khích gây sự rồi cuộc chiến đã xảy ra. Hai chiếc HQ10 và HQ16 từ phía bắc bọc phía tây đảo Hoàng Sa và khi đến phía nam thì đụng độ dữ dội. Phía Trung Quốc bị chìm một tàu, phía Sài Gòn chìm chiếc HQ10 còn chiếc HQ16 bị thương nặng, nghiêng một bên không chạy được. Hai chiếc HQ4 và HQ5 cũng bị thương nhưng còn kịp kè được chiếc HQ16 thoát chạy về phía Đà Nẵng, bỏ lại toàn bộ người trên đảo Hoàng Sa. Lúc đó, trên đảo còn lại tổng cộng 41 người, có cả cố vấn Mỹ Gerald Kosh và một thiếu tá tên Hồng, trưởng phòng 2 (tình báo) của Quân khu I. Điều ngạc nhiên nhất là tàu Trung Quốc lại không hề đuổi theo tấn công hoặc chiếm tàu của phía Sài Gòn, họ chỉ đổ bộ lên đảo, bắt toàn bộ tù binh đem về. Quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Số phận 41 tù binh được giải quyết đơn giản sau hai tuần giam giữ (từ 18-1 đến 31-1-1974), họ được Mỹ đưa máy bay rước về từ… Hồng Kông.
LỘ DIỆN KẺ ĐÁNH MẤT HOÀNG SA (TIẾP THEO PHẦN TRÊN )
XóaPhía Sài Gòn, Tổng thống Thiệu rình rang tổ chức “mừng chiến thắng” ở Hoàng Sa.
Phía Sài Gòn, Tổng thống Thiệu rình rang tổ chức “mừng chiến thắng” ở Hoàng Sa. Tôi lúc đó cảm thấy tức giận vô cùng, không hiểu được người ta ăn mừng cái gì: Tàu ta chìm, lính ta bị bắt, đất ta mất.. mà hô hào chiến thắng? Tôi cất công đến thăm người bạn là phó Đề đốc Tánh (Tư lệnh phó Hải quân) để nắm tình hình. Ông Tánh cho vị đại tá trực tiếp chỉ huy chiến dịch này kể cho tôi nghe toàn bộ câu chuyện, thậm chí, cho xem cả những tấm hình tàu Trung Quốc khiêu chiến trước mũi tàu của quân đội Sài Gòn. Tôi cũng không hiểu được vì sao hai nước giao tranh, người ta lại có thể thả tù binh một cách êm thấm như vậy? Không hiểu sao người ta lại tổ chức ăn mừng và Tổng thống Thiệu thì lên đài tuyên bố vài câu huyênh hoang nào đó. Cuối cùng, những thông tin tình báo và tâm lý chiến cho tôi hay: Hạm đội 7 của Mỹ ở ngoài khơi đã rút khỏi miền Nam, tình hình chính trị của Liên Xô và Trung Quốc có cảnh không êm thấm và Mỹ muốn giao Hoàng Sa lại cho Trung Quốc để chặn đường vào Bắc Việt của hạm đội Liên Xô… Mất Hoàng Sa, tại Sài Gòn, Bộ Ngoại giao và nhiều tổ chức báo chí bắt đầu lên tiếng, tuy nhiên trách nhiệm lớn nhất, tôi nghĩ, thuộc về ông Thiệu. Lẽ ra, nếu khéo một tí, tổ chức phòng thủ trên đảo Hoàng Sa, còn 3 đảo bị chiếm đóng thì dùng nhiều giải pháp khác, ít nhất, cũng không bị rơi vào tình trạng bị khiêu khích khi lực lượng Hải quân không đủ mạnh…
Đó là câu chuyện 33 năm trước mà tôi chứng kiến, như một người trong cuộc, về sự kiện Hoàng Sa bị mất!
33 năm qua, lòng tôi đau đớn về sự kiện này. Ngày ấy, Việt Nam chỉ là một con cờ trong tay nước lớn. Vị Tổng thống có thể bình yên mà huênh hoang chút ngẫu hứng anh hùng cá nhân trong khi nước mất nhà tan…
Còn giờ đây, sau 33 năm, một nước Việt Nam thống nhất, một nhà nước Việt Nam đủ mạnh và là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, tôi nghĩ nên khéo léo và cương quyết giải quyết chuyện này bằng con đường ngoại giao, nếu không hiệu quả, chúng ta nên đưa việc này ra Liên Hiệp Quốc. Dẫu biết là không dễ dàng gì, có thể kéo dài 50 năm thậm chí 100 năm đi nữa thì chúng ta cũng phải làm. Thế hệ chúng tôi là người chứng kiến sự kiện chúng ta mất Hoàng Sa mà không làm được điều gì. Còn ngày nay, nếu chúng ta cứ tiếp tục để như 33 năm về trước, thì thế hệ con cháu sau này sẽ nói sao với chúng ta đây?
Có thể, con đường để giành lại Hoàng Sa, Trường Sa là tính bằng hàng thập kỷ hay hơn nữa, thậm chí, thế hệ chúng ta nhiều khi chỉ làm nên một tiền đề để con cháu còn có cơ sở mà tiếp tục cuộc hành trình giành lấy công bằng cho quyền lợi của Tổ quốc mình… Có khó khăn bao nhiêu đi nữa, chúng ta cũng phải làm!
(HẾT)
YOU TOBE:Bình luận về lời kêu gọi biểu tình của Việt tân.
Trả lờiXóahttp://www.youtube.com/watch?v=zA_QNza4RDo
YOU TOBE:Toàn bộ sự thật Hoàng sa - Trường sa
Xóahttp://www.youtube.com/watch?v=xGpal3_
((CÔNG HÀM BÁN NƯỚC))
XóaNGUỒN :http://xichloviet.wordpress.com/2011/06/17/%E2%80%9Ccong-ham-ban-n%C6%B0%E1%BB%9Bc%E2%80%9D/
www.xichloviet.com
Việc những người chống cộng lấy công hàm năm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng rồi rêu rao như là bằng chứng chính quyền VN bán biển bán đảo cho Tàu cho thấy đến nay mà vẫn còn có quá nhiều người ngu trong hội cờ vàng. Ngu là vì quá xem thường quần chúng, cho nên mới diễn dịch công hàm này thành văn kiện bán nước để tố cộng họ hy vọng đánh vào lòng yêu nước của người dân để mong kích động chống lại chính quyền. Tuy nhiên nguời ít học nhất cũng hiểu được việc chuyển sở hữu tài sản giữa cá nhân với nhau cũng phải có những bước đàm phán và ký kết rất chặt chẽ buộc chặt bằng những văn bản có tính pháp lý chứ đừng nói chi chuyển nhựợng tài sản đất đai quốc gia mà không có ông thủ tướng nào trên thế giới có quyền hạn.
Cũng chỉ vì muốn gỡ gạc cái tội bán nước cho ngoại bang, dẫn giặc vào nhà cho nên họ phải tìm mọi cách tố CS cũng bán nước như họ. Khi vớ được công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng thì họ như vớ đuợc vàng. Dù rằng nó không hề có giá trị pháp lý nào để TQ áp đặt chủ quyền lên các quần đảo nhưng lòng thù hận nó làm cho họ mất cả lý trí ra sức suy diễn nhào nặn công hàm này thành một văn kiện bán nước.
Cứ đơn giản hóa các quần đảo là một tài sản có chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự đồng thuận của chủ sở hữu và người mua. Một công văn của một cá nhân dù cá nhân đó là thủ tướng không có một chữ nào nói đến chủ quyền, không có chữ nào nói đến đảo, lại không phải là chủ sở hữu, không có đàm phán không có ký kết mà gọi là một công hàm bán nước mà cả bầy cờ vàng nghe rồi lải nhải theo thì quả không gọi là ngu thì không biết gọi là gì.
Trường Sa Hoàng Sa Năm 1958 do VNCH nắm quyền chủ sở hữu thế mà thủ tướng VNDCCH lại có thể nhượng bán cái mà mình không sở hữu và thằng Tàu ngu hơn, ngu đến nỗi chỉ mua trâu vẽ bóng. Thế mà cũng xuyên tạc rồi hùa nhau tố cộng được thì đúng là não lợn.
Bán một miếng đất ruộng cũng phải có bản đồ ghi rõ nó ở đâu, chủ nó là ai, có được quyền bán hay không hay đang tranh chấp, rồi phải có hàng xóm xác nhận ranh giới thực. Thế mà bán cả quần đảo chỉ cần vài chữ là xong, thế mà họ cố mà nghĩ ra. Suy nghĩ như thế chỉ có ở cái đầu nô lệ. Phận nô lệ thì chưa từng làm chủ đất nước bao giờ chỉ là tay sai, mọi thứ đều do ngoại bang quyết định cả , ngay cả cái hiệp định Paris Mỹ nó cũng viết sẵn cho mà ký vào thì làm gì có ý thức gì về chủ quyền. Ngô Đình Diệm đã từng tuyên bố biên giới nước Mỹ kéo dài đến vĩ tuyến17 đủ thấy cái tư tưởng nô lệ nó ăn sâu như thế nào, và thực tế cả miền Nam VN hoàn toàn lệ thuộc Mỹ đó mới chính là sự thật.
(CÒN TIẾP)
(TIẾP PHẦN TRÊN )
XóaNếu cho văn thư của thủ tướng Đồng là “công hàm bán nước “ có giá trị đối với Tàu thì còn gì để nói, làm gì phải đợi đến năm 1974 Tàu nó mới đánh chiếm Hoàng Sa. Thực tế từ năm 1956 Tàu nó đã chiếm đảo Phú Lâm và Linh Côn mà không cần đến cái “công hàm “ nào cả.
Đó hoàn toàn chỉ là một tuyên bố ngoại giao có tính cách song phương không liên quan đến lãnh hải của nước thứ ba và chỉ đề cập đến phần lãnh hải trước kia của VNDCCH theo đúng giá trị giới hạn tồn tại của nước VNDCCH.
Lãnh hải của VNDCCH năm 1958 và lãnh hải VNCH hoàn toàn khác xa nhau và có chủ quyền riêng . Sau khi giải phóng miền Nam, VN đã ngay lập tức chiếm giữ 21 đảo trên quần đảo Trường Sa, lúc đó thì VN mới chính thức tiếp quản chủ quyền trên quần đảo này khi Tàu chưa kịp ra tay cướp. Năm 1988 hải quân VN đã hy sinh 74 chiến sĩ để bảo vệ đảo và kiên quyêt bảo vệ đến nay. Thực tế đó đã chững minh ngược lại tất cả những gì bọn phản động cáo buộc. Nếu công hàm có giá trị chuyển nhượng lãnh thổ thì ngày nay không có vấn đề tranh chấp biển Đông mà Tàu chỉ việc lấy cái “công hàm “ ra mà chiếm cứ hợp pháp.
Chỉ có “ngu chính danh” mới không biết đến những việc nêu trên. Lưu manh Tàu cũng không thể sừ dụng công hàm như một bằng chứng để yêu sách về lãnh thổ thế mà lưu manh cờ vàng cứ cố ra sức ngụy biện mà bẻ cong cái lý lẽ về chủ quyền về phía Tàu thế mới khốn nạn.
Ngậm máu phun người lu loa tố cộng để che đậy tội ác bán nước là sách lược cờ vàng. Không lấy cái mồm, không xuyên tạc tố cộng thì chẳng còn lấy cái gì mà chống. Nhưng chống cộng bằng cách cố bói móc tìm cách bẻ cong lịch sử xuyên tạc sự thật có lợi cho Tàu, gán ghép chủ quyền đất nước cho Tàu thì chỉ có cái đầu của nô lệ cờ vàng mới nghĩ ra được.
(HẾT)
Năm 1988, Hai Quan nhan dan đa anh dung đưa than cho Tau cong tư do băn giêt ma khong co mot phat đan chong tra ! Cong san đa bao vê biên đao cua to quoc như vay đo !!!
Trả lờiXóaBạn nghe lại câu mình vừa nói nhé((không một phát đạn chống trả .cộng sản đã giữ biển đảo của Tổ quốc như vậy đó))
Xóa25 NĂM HẢI CHIẾN TRƯỜNG SA :KHÚC BI TRÁNG TRÊN ĐẢO GẠC MA
http://dantri.com.vn/xa-hoi/25-nam-hai-chien-truong-sa-khuc-bi-trang-tren-dao-gac-ma-705825.htm
Trên là trích đoạn về trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa, ngày 14/3/1988, trong trang sử có tên “Kiên cường bảo vệ chủ quyền biển đảo Trường Sa” của Lịch sử Trung đoàn công binh 83 Quân chủng Hải quân (công binh E83).
Chúng tôi đến gặp thượng tá Hoàng Hoan, nguyên là Phó Chỉ huy về chính trị của công binh E83. Giữa căn nhà nhỏ của Thượng tá Hoàng Hoan ở phường Thọ Quang, quận Sơn Trà (Đà Nẵng), trang sử bi hùng về trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma như dậy sóng.
Theo thượng tá Hoàng Hoan, từ cuối năm 1987 đầu năm 1988, tình hình ở quần đảo Trường sa thuộc vùng biển Đông Nam của Tổ quốc đã trở nên phức tạp. Tháng 10/1987, Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã ra lệnh chuyển lên trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao cho các đơn vị thuộc quần đảo Trường Sa và lệnh cho một số đơn vị, trong đó có công binh E83 Quân chủng Hải quân sẵn sàng đi xây dựng, chi viện đảo.
Tháng 1/1988, Trung đoàn đã bắt đầu lần lượt điều các khung đi xây dựng tại các đảo ở quần đảo Trường Sa. Đầu tháng 3/1988, đối phương tăng cường lực lượng hải quân xuống khu vực quần đảo của ta. Bộ Tư lệnh Quân chủng đã có chỉ thị cho Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146 và Trung đoàn công binh 83 chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ra Trường Sa.
20h đêm 11/3/1988, tàu HQ-604 của Đoàn 125 do đồng chí Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng đã nhổ neo tại căn cứ của công binh E83, tiếp tục đưa hai khung của Trung đoàn và các đồng chí của Đoàn 146 đi đóng giữ bảo vệ đảo. Tiếp đó, 2h sáng hôm sau, ngày 12/3/1988, tàu HQ-605 của Đoàn 125 cũng được lệnh tăng cường cho đảo.
Tối 13/3/1988, đối phương uy hiếp mạnh một số đảo của ta, ngay trong đêm 13/3/1988, Sở Chỉ huy đã chỉ thị cho bộ phận đi đóng giữ đảo: Quyết giữ vững mục tiêu, khẩn trương thả xuồng máy, xuồng nhôm xuống bám giữ đảo, đồng thời chuyển vật liệu xây dựng lên làm nhà.
Đến 6h sáng 14/3/1988, lực lượng vũ trang của đối phương xông vào. Cán bộ chiến sĩ Hải quân Việt Nam dưới sự chỉ huy của thiếu úy Trần Văn Phương kết thành vòng tròn, kiên quyết bảo vệ ngọn cờ Tổ quốc.
Đôi bên giằng co quyết liệt. Đối phương nổ súng, bắn vào thiếu úy Phương. Thiếu úy Phương ngã xuống. Vừa lúc ấy, binh nhất Nguyễn Văn Lanh (nay là thiếu tá Nguyễn Văn Lanh, người đã được Nhà nước phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân sau trận chiến bảo vệ đảo này, hiện đang ở TP Hồ Chí Minh) xông lên. Lanh vừa đánh bật khẩu súng ngắn trên tay một chỉ huy của đối phương thì một lính khác của đối phương đã dùng lưỡi lê sắc nhọn đâm vào Lanh từ phía sau. Lanh gục xuống, máu chảy nhuộm đỏ dưới chân cột cờ Tổ quốc. Lanh bị thương nhưng lá cờ của Tổ quốc trên đảo không đổ. Trước sự kiên cường của chiến sĩ ta, đối phương rời đảo.
Rút về tàu chiến, đối phương nổ súng vào các cán bộ chiến sĩ Hải quân ta đang bám giữ đảo và cả tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đang ở đó. Tàu HQ-604 chìm trong lòng biển. Sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 lịch sử, 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân ta đã anh dũng hy sinh.
Thượng tá Hoàng Hoan, nguyên Phó Chỉ huy về chính trị Trung đoàn công binh 83 Quân chủng Hải quân đặt tay lên trang sử của Trung đoàn ngày 14/3/1988, nói tiếp: “Rất nhiều cán bộ chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma ngày ấy. Nhưng chúng tôi không một ai nao núng, càng quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Ngày 16/3/1988, chỉ 2 ngày sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma, công binh E83 điều tiếp ngay hai khung của tiểu đoàn 886 và tiểu đoàn 887 xuống 2 tàu của Quân khu 5 đi xây nhà tại quần đảo Trường Sa nằm ở vùng biển đông nam của Tổ quốc”.
Đình Hòa - Khánh Hiền
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaÀ ,tiện đây tôi cũng xin hỏi:
Xóa1-Bạn Hiền Nguyên có từng tham gia quân đội không nhỉ ,và bạn ở quân đội nào ?Có phải quân lực VNCH ...và hiện nay bạn đang sinh sống ở đâu vậy ?
-Bạn có từng tham gia kháng chiến để chống lại quân xâm lược -Cái bọn từng thả hai qua bom nguyên tử xuống hai thành phố Herosima và Nagasaki của Nhật Bản giết chết trong một lúc 246.000 người dân vô tội .Và cũng chính những kẻ nhân danh chiến đấu cho(( tự do)) ấy cũng thả xuống Việt Nam ta 8 triệu tán bom mìn, và sau khi kết thúc ((cuộc chiến tự do)) ấy là hậu quả:
4 triệu người dân Việt Nam, 50.000 thường dân Lào, 70.000 thường dân Campuchia chết chủ yếu do bom mìn . Hàng trăm nghìn tấn bom đạn vẫn còn sót lại tại Đông Dương nhưng nhiều nhất vẫn là ở Việt Nam, chiếm tới trên 20% diện tích cả nước và ở rất nhiều nơi. Theo thống kê chưa đầy đủ: Việt Nam đã có 42.132 người bị chết và 62.163 người bị thương, do bom mìn sót lại sau chiến tranh gây ra. Trung bình mỗi năm bom mìn sót lại sau chiến tranh cướp đi tính mạng của 1.535 người và 2.272 người khác phải mang thương tật suốt đời.
(Nhân danh bảo vệ thế giới tự do nhưng lại mang bom đạn đến giết sạch những người dân chỉ có mỗi một cái(( tội ))là không chấp nhận ((món quà tự do của chính phủ Mĩ ))
2-Năm 79, khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam thì ông Tiến Sĩ Toán có lẽ cũng chưa đầy 40,có nghĩa là chưa hết tuổi thực hiện nghĩa vụ quân thời chiến là 45 tuổi .Sao ông không bắt trước rất nhiều bạn đồng học của mình
là xếp lại công việc chuyên môn ,nộp đơn xung phong ra chiến trường chiến đấu với quân xâm lược Trung Hoa?
Hoặc giả ngay từ khi được miễn nhập ngũ vì có giấy báo được đi du học ở nước ngoài ,ông Đặng,ông Thái không từ chối xuất đi học đó mà nộp đơn tình nguyện ra mặt trận như nhiều đồng tuế khác mà có rất nhiều người trong số họ bây giờ đang là ((tướng ,tá ,nghị cộng sản ))
-Ngày đó các ông sống ở miền Bắc và thời đó thì chưa có cái In tè nét để các ông và mấy người ((đồng chính)) nghĩ ra rằng cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam do đảng Cộng sản Việt Nam chống lại hai tên đế quốc to,xâm lược đầu sỏ hung ác tàn bạo nhất thế giới với lũ tay sai là một cuộc chiến ((huynh đệ và phi nghĩa )).
-Nếu cuộc chiến đó là cuộc cuộc chiến ((huynh đệ )) thì cái quân đội được trang bị vũ trang đến tận răng và cự kì khát máu ,thủ đoạn chiến tranh tâm lý cự kì thâm độc nhà nghề hơn sẽ thắng chứ không thua một quân đội mà buổi thành lập ban đầu chỉ là những người nông dân Việt Nam chân đất với gậy Tày súng kíp với lòng căm thù giặc sâu sắc -một đội quân nhân dân giưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh.