Đặng Huy Văn: Một thống kê gần đây cho biết, mặc dù Việt Nam có bình quân thu nhập đầu người vào loại thấp nhất thế giới, nhưng mức tiêu thụ rượu bia đứng đầu Đông Nam Á và xếp hàng thứ tư của Châu Á. Việc nhậu nhẹt rượu bia chủ yếu xẩy ra đối với các quan chức công quyền trong khu vực nhà nước, nơi có hàng núi tiền chùa rơi vãi không ai kiểm soát được. Theo khảo sát của các nhà xã hội học, phần lớn các hợp đồng kinh tế, xây dựng và các quyết sách hành chính nhiều khi được ký kết ngay trên bàn ăn của các quán nhậu. Nhờ những quan chức mẫn cán với “nghiệp nhậu” đó, mà có những lúc các nhà lãnh đạo nước “láng giềng bốn tốt” đã có thể dùng rượu Mao Đài và mỹ nhân kế để dịch chuyển các cột mốc Biên Giới và Biển Đảo của Tổ Quốc..
Cũng theo tâm sự của một cô dâu Việt tại đồng bằng sông Cửu Long lấy chồng Hàn, thì phần lớn bọn con trai làng cô đều nghiện ngập bia rượu, say bét nhè suốt ngày đêm, thô lỗ và bê trễ công việc kể cả công chức nhà nước. Nhiều ông chồng về nhà say xỉn đánh đập vợ con để lấy tiền đi nhậu. Nên các cô dâu Việt thà chịu khổ ở nước người nhưng tại đó còn có nhân quyền, tự do dân chủ và pháp luật bảo vệ, còn hơn ở quê nhà bị rượu bia chà đạp nhân phẩm mà không một cấp chính quyền nào cứu giúp.
SAO CON ĐI LẤY CHỒNG HÀN?
Sao con đi lấy chồng Hàn?
Cách xa ngàn dặm tủi thân nhớ nhà
Rời quê ly biệt mẹ cha
Nhỡ khi đau ốm ai là người chăm
Quê mình đâu thiếu trai tân
Sao con không lấy, cho gần má ba?
Má ơi trai Việt quê nhà(1)
Quanh năm nhậu nhẹt bê tha suốt ngày
Chồng gì mà bét nhè say
Tiền xài không đủ về nài vợ đưa
Vợ đâu có sẵn tiền chùa
Của dân đóng góp mà đưa dễ dàng
Liều thân đi lấy chồng Hàn(2)
Số may thì được ân cần đón đưa
Được yêu thương, được mong chờ
Có tiền nuôi dưỡng em thơ, mẹ nghèo
Không may chẳng được chồng yêu
Thôi đành duyên phận cũng liều, biết sao!
Còn hơn ruột thịt đồng bào
Đã nghèo còn xéo dày nhau suốt đời
Bắc thang lên hỏi ông trời
Bao giờ trai Việt chịu rời hũ, be?
Cho con được lấy chồng quê
Gần ba má để đi về sớm hôm
Xin ba má chớ trách con
Không yêu biển đảo, nước non, giống nòi
Đảo còn ít lắm má ơi
Hoàng Sa vào hũ Mao Đài còn đâu!(3)
Biển Đông nay bọn đầu trâu
Đang dùng tửu sắc mời chào lũ say…
Hàn Quốc non nước hôm nay
Nhân quyền coi trọng, không dày xéo dân
Ước gì nước Việt mến thân
Ngày mai cũng giống nước Hàn mẹ ơi
Để em con được làm người
Ngay trên non nước đất trời Việt Nam !
Hà Nội, 28/7/2013
Ts. Đặng Huy Văn
GHI CHÚ:
Kyche thì chúng sủa
Trả lờiXóaThơ bác ngày càng siêu
Bài này em xin bác
Mang về mảnh vườn yêu.
Ngu trung thì nhiều lắm
Kể làm gì bác ơi
Tuổi cao chí càng lớn
Bác thật xứng làm người.
Em Xuân Lộc
(Gửi cho em bức ảnh cũa bác nhé,Kính )
((Ước gì nước Việt mến thân
XóaNgày mai cũng giống nước Hàn, mẹ ơi!
Để em con được làm người
Ngay trên non nước đất trời Việt Nam))
HÌ HÌ HÌ,Con súc vật quốc tịch CHXHCN Việt Nam xin chào con người mrxuanloc
À ,tiện đây tôi cũng xin hỏi:
Xóa1-Bạn mrxuanloc có từng tham gia quân đội không nhỉ ,và bạn ở quân đội nào ?Có phải quân lực VNCH ...và ...hiện nay bạn đang sinh sống ở đâu vậy ?
-Bạn có từng tham gia kháng chiến để chống lại quân xâm lược -Cái bọn từng thả hai qua bom nguyên tử xuống hai thành phố Herosima và Nagasaki của Nhật Bản giết chết trong một lúc 246.000 người dân vô tội .Và cũng chính những kẻ nhân danh chiến đấu cho(( tự do)) ấy cũng thả xuống Việt Nam ta 8 triệu tán bom mìn, và sau khi kết thúc ((cuộc chiến tự do)) ấy là hậu quả:
4 triệu người dân Việt Nam, 50.000 thường dân Lào, 70.000 thường dân Campuchia chết chủ yếu do bom mìn . Hàng trăm nghìn tấn bom đạn vẫn còn sót lại tại Đông Dương nhưng nhiều nhất vẫn là ở Việt Nam, chiếm tới trên 20% diện tích cả nước và ở rất nhiều nơi. Theo thống kê chưa đầy đủ: Việt Nam đã có 42.132 người bị chết và 62.163 người bị thương, do bom mìn sót lại sau chiến tranh gây ra. Trung bình mỗi năm bom mìn sót lại sau chiến tranh cướp đi tính mạng của 1.535 người và 2.272 người khác phải mang thương tật suốt đời.
(Nhân danh bảo vệ thế giới tự do nhưng lại mang bom đạn đến giết sạch những người dân chỉ có mỗi một cái(( tội ))là không chấp nhận ((món quà tự do của chính phủ Mĩ ))
((Hàn quốc non nước hôm nay
Trả lờiXóaNhân quyền tôn trọng không dày xéo dân ))??????
Hàn Quốc và Việt Nam:
- Đừng Phán Xét Dễ Dãi Như Thế
Võ Khánh Linh
http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuV/VoKhanhLinh02.php
Mình mới đọc một bài viết của Hội Anh Em Dân Chủ - Brotherhood For Democracy đăng bài “Hàn Quốc “lột xác” sau chiến tranh“ (http://vnexpress.net/) ” với lời phụ họa cho rằng: VN và HQ đều bị tán phá bởi chiến tranh, nhưng HQ không có Đảng CS nên họ đã trở thành 1 cường quốc về kinh tế và quân sự. VN có Đảng CS nên vẫn là nước nhược tiểu về kinh tế và quân sự…”
Những lập luận kiểu này mình đã nghe các “chiến sỹ dân chủ” nhai đi nhai lại mấy chục năm qua rồi xem ra vẫn chưa thấy chán, thôi thì đành dành một topic về chủ đề này.
Xin trả lời mấy bạn ở Hội Anh em dân chủ này như sau:
► Thứ nhất, sự khác nhau căn bản giữa HQ và VN là HQ có một nhà độc tài - anh hùng Park Chung Hee còn VN “bị” lãnh đạo và theo đường lối nhân bản của Hồ Chí Minh nên không có được một nền tảng vật chất tạo đà cho sự phát triển đó.
Để thấy rõ điều này, mời các bạn đọc http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=19803.10, trong đó có nói về America's Korea, Korea's Vietnam (tạm dịch: Chiến tranh Triều Tiên với Mỹ, chiến tranh Việt nam với Triều tiên) của Charles K. Armstrong, trong đó cho biết HQ đã gửi hơn 300.000 lính đánh thuê cho Mỹ tới miền Nam Việt Nam. Ngày này nhìn về lịch sử phát triển thành con rồng Châu Á, giới trẻ Hàn Quốc chỉ biết nói “Tôi biết ơn Việt Nam”. Vì sao?
Hồi ấy, CP Mỹ đổ viện trợ vào " bơm " miền nam VN phồn vinh hơn Đại Hàn ... Park đã chọn bài toán 4 lợi ích :
Xóa(1) Đáp ứng yêu cầu đồng minh, bán cho CP Mỹ gần 400.000 lính đánh thuê (số liệu hiện vẫn chưa thống nhất), và 1,1 triệu phụ nữ Hàn phục vụ các nhu cầu của họ, đổi lấy viện trợ kinh tế văn hóa xã hội.
(2) Thanh lọc xã hội bằng biện pháp quân phiệt, trấn áp thành phần chống đối và tầng lớp lưu manh làm cản trở chương trình canh tân đất nước, tống hết vào án lính " xuất khẩu ", nổi tiếng côn đồ hung hăng tàn độc, giao quân cho mỹ đưa đi ngoài nước " giết " dùm.
(3) Dùng phần lớn tiền ấy làm học bổng dành đào tạo các nguồn nhân lực kỷ thuật then chốt cần cho kế hoạch công nghiệp hóa ...
(4) Giáo dục thế hệ hậu bị khắc ghi hận nhục phải trả bằng chính kết quả học tập nghiên cứu và làm việc, khi mỗi tháng nhận trợ cấp đều tuyên hứa xác nhận biết rõ đây là tiền đã phải đánh đổi xương máu 1,5 triệu đồng-bào của mình nhằm thực hiện hoàn thành các mục tiêu Học-thuyết K ( Kungfu Korea ... ). Do vậy, phần lớn tầng lớp tri thức Hàn độ tuổi trung niên ngày nay, đều mong muốn làm điều gì đó có thể, nhằm đền đáp phần nào, vì với họ " ... nếu như không có cuộc chiến Vietnam?".Ngày nay HQ đang được lãnh đạo bởi con gái nhà độc tài Park này.
Sự so sánh tại sao VN không được như HQ chỉ bởi VN không có một nhà lãnh đạo dám làm mọi giá để phát triển kinh tế xã hội bất chấp mọi tiêu chuẩn đạo đức, nhân văn, nhân quyền như lãnh tụ Park Chung Hee của họ:
- Đem các tử tù cho Mỹ giết giùm nhưng gây tội ác tuyệt chủng ở Việt Nam;
- đem đàn bà đi phục vụ lính Mỹ để lấy tiền phát triển kinh tế. Quả là những sáng kiến có một không hai, liệu mấy lãnh tụ dám làm?
(SH- Mời xem đoạn phim ngắn dưới đây, hình ảnh về Hành động dã man của lính đánh thuê Hàn Quốc)
Gái Đại Hàn phục vụ lính Mỹ. Ảnh http://ioana06.wordpress.com/women-entertainers-influence-on-american-soliders/
Xóa► Thứ hai, HQ mặc dù chia đôi nhưng chắc chắn không bị chia rẽ trong thống nhất như VN khi phải đối đầu với cả đám quân thánh chiến ngoài biên giới, sự phong tỏa cô lập, kìm hãm kinh tế của Mỹ và đồng minh mấy chục năm sau chiến tranh trong điều kiện kinh tế đã kiệt quệ hoàn toàn cũng như phải “nuôi” cả đám người vọng Mỹ, cả dân tộc với đa số tiểu nông, mù chữ hậu quả của chính sách “ngu dân”, sự phân hóa dân tộc, vùng miền là hệ lụy chính sách “chia để trị” ngàn đời nay…
► Thứ ba, thấy rõ là đến nay, bất chấp Đảng CSVN đang nỗ lực phát triển quan hệ quốc tế, tận dụng nguồn lực bên ngoài, thúc đẩy nội lực bên trong, nhưng hàng hoạt nhân tố vẫn nhăm nhăm “kìm hãm”. Đơn giản nhất đã thấy trong chuyến đi thăm Mỹ của CTN TTS vừa qua đấy thôi, đám người Việt lưu vong đã đành, trong nước thì đám “zân chủ” đua nhau cầu cạnh Chính phủ Mỹ, LHQ quay trở lại cấm vận Việt Nam, không thông qua TPP, không đón tiếp cấp cao… chỉ khi Đảng CSVN thoái lui nhường quyền lực cho đám ô hợp này thì chúng mới thỏa chăng?.
Một dân tộc luôn tìm mọi cách phá nhau, muốn dân tộc mình tối tăm vì đã theo Đảng CSVN đẩy đuổi chúng ra khỏi chiếc bánh quyền lực trong sự hận thù điên cuồng thì trách ai?
Biểu tình chống Chủ tịch Trương Tấn Sang
Biểu tình chống Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Tòa Bạch Ốc - 25 tháng Bẩy, 2013
Chưa kể tư tưởng vọng ngoại ăn sâu thấm đấm, bao nhiều tiền của đầu tư cho “du học” nhưng phần lớn muốn hưởng thụ cuộc sống ở nước ngoài, chẳng muốn về nước để “chung vai gánh vác”. Tiền của một năm đốt bao nhiêu ngoại tệ cho du học và biến mất.
Nhìn lại các cường quốc ngày nay cho thấy, phần lớn đều phát triển trên nền tảng “cướp bóc”, đè đầu cưỡi cổ dân tộc khác. Xứ Việt mình vốn được định hình trên bản đồ ở vị trí quá nhạy cảm, luôn là mục tiêu khát vọng chiếm giữ hàng đầu của các cường quốc, nên trải qua hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác, suốt ngày chỉ lo chống chứ xâm chiếm, cướp bóc được của ai đâu. Bao nhiêu “tinh binh”, “tinh tú”, “anh hùng” bị đốt ngoài chiến lũy, chỉ còn đàn bà, trẻ nhỏ, phế binh hoặc thành phần cơ hội sót lại lấy đâu người phát triển đất nước và nhất là VN chưa có nhà …độc tài như Park Chung Hee.
Google về Hội Anh em dân chủ thì thấy có vẻ Hội này rất …vọng Mỹ, bài chế độ khá cực đoan, được điều hành bởi một số tù chính trị như Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, nên lập luận của các bạn này cũng thực dễ hiểu!
Võ Khánh Linh
Nguồn: http://vokhanhlinh98.blogspot.com/2013/07/ung-phan-xet-de-dai-nhu-the.html
((Hoàng Sa vào hũ Mao Đài còn đâu))?????
Xóa((Còn đâu))thì cũng còn lâu
Mấy thằng chốn lính nằm sâu gậm giường
Gậm giường thích chuyện ((phi thường ))
Phi thường trốn lính để rồi ((hùng anh))
((Hùng anh )) phải phá tanh banh
Tanh banh đất nước hi sinh bao đời
Bao đời thì kệ bao đời
Bao đời đánh giặc bao đời hi sinh
Hi sinh cho bọn ((hùng anh ))
((Hùng anh ))trốn lính ,ê này ...còn lâu
Mấy ông nhà thơ,nhà báo năm xưa có giặc thì có ông nào đi bộ đội đánh giặc không nhỉ ,có ông động viên anh em con cháu lên đường bảo vệ Tổ quốc không nhỉ ?
Xin ông nhà thơ đừng xóa ,chặn ý kiến của tôi nhé .Một nhà thơ mà chỉ viết cho một độc giả là chính mình và những người đồng ý với mình thì có phải là một nhà thơ thực sự và những văn chương ấy phải là thứ văn chương viết cho đời không ?
Đoạn thơ con cóc trên của tôi là để mắng tụi trốn nghĩa vụ quân sự ,yêu nước giả cày chứ không xúc phạm đến ông và bạn bè của ông .
Xin chào ông!
((Hoàng Sa vào hũ Mao Đài còn đâu))?????
XóaLỘ DIỆN KẺ ĐÁNH MẤT HOÀNG SA
Bài đăng lên cho những bạn còn chưa hiểu vì sao HS mất vì ai & mất như thế nào qua lời kể của chuẩn tướng NHH.
------------------------------
Ông Nguyễn Hữu Hạnh, nguyên là chuẩn tướng, phụ tá Tổng Tham trưởng mưu quân đội Sài Gòn năm 1975, hiện nay là uỷ viên UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Ông là một nhân chứng lịch sử trong thời điểm xảy ra những xung đột giữa chính quyền Sài Gòn và Trung Quốc năm 1974, dẫn đến sự chiếm cứ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ông tâm sự:
Cuối năm 1973, tôi nhận lệnh ra Đà Nẵng với chức danh là Chuẩn tướng, Tổng Thanh tra Quân đoàn I và Quân khu I.
Quần đảo Hoàng Sa lúc ấy thuộc nhóm đảo Nguyệt Thềm trực thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm ngoài khơi phía Đà Nẵng. Nhóm này gồm có đảo lớn nhất là Hoàng Sa, phía đông Hoàng Sa có 4 đảo, phía nam có 1 đảo. Các đảo nhỏ chung quanh Hoàng Sa đều không có người ở. Dưới thời Ngô Đình Diệm, có một tiểu đoàn Thuỷ quân lục chiến đóng tại đây. Thuỷ quân lục chiến ngày đó đặt dưới quyền của Hải quân nên có đầy đủ phương tiện đi kiểm soát các đảo nhỏ không người ở. Trên đảo Hoàng Sa lúc ấy có đài khí tượng Thuỷ văn, có mấy mã lính từ thời Gia Long, có một ngôi Miễu Bà… Nghĩa là nó mặc nhiên thuộc về chủ quyền người Việt. Đến thời Nguyễn Văn Thiệu thì nơi này được giao cho một trung đội địa phương quân của Tiểu khu Quảng Nam (Thuỷ quân lục chiến đã trở thành sư đoàn Tổng trù bị của quân đội Sài Gòn) nên điều kiện để bảo vệ và chống trả lực lượng Hải quân Trung Quốc lúc đó là không có.
(MỜI XEM TIẾP)
(TIẾP PHẦN TRÊN )
XóaĐầu năm 1974, Tổng thống Thiệu ra Đà Nẵng. Tại buổi tiệc chiêu đãi Tổng thống, một đại tá tư lệnh Hải quân Quân khu I (Quân đội Sài Gòn) cho biết người của Trung Quốc đã chiếm 3 hòn đảo nhỏ ở phía đông Hoàng Sa. Tổng thống Thiệu bảo ngay ngày mai ông ta sẽ tới Bộ Tư lệnh Hải quân để nghe trình bày rõ hơn. Hôm sau nữa, văn phòng quân khu có cho tôi đọc một bản viết tay của ông Thiệu ra lệnh cho Đề đốc Chơn, Tư lệnh Hải quân của quân đội Sài Gòn, tổ chức hành quân đuổi người Trung Quốc ra khỏi ba đảo đã bị chiếm. Và có lẽ, đó là một sai lầm quan trọng của ông Thiệu: phát động chiến tranh với nước ngoài mà không hề thông qua Quốc hội.Những gì diễn ra trong chiến dịch này thật là thê thảm: Bên Hải quân quân đội Sài Gòn có 4 tàu chiến đi thành hai cặp: gồm các chiếc HQ4 và HQ5, HQ10 và HQ16. Trong phút chốc 4 chiếc tàu này đã dễ dàng đuổi hết những cư dân Trung Quốc trên 3 hòn đảo Quang Ảnh, Quang Hoà và Duy Mộng. Nhưng giống như có chuẩn bị sẵn, ngay lập tức, 11 tàu chiến Trung Quốc xuất hiện, trong đó có chiếc tàu Koma trang bị vũ khí điện tử. Đó là những chiếc tàu nhỏ, vũ khí mạnh hơn, di chuyển nhẹ nhàng và linh động hơn tàu chiến của quân đội Sài Gòn. Tàu Trung Quốc khiêu khích gây sự rồi cuộc chiến đã xảy ra. Hai chiếc HQ10 và HQ16 từ phía bắc bọc phía tây đảo Hoàng Sa và khi đến phía nam thì đụng độ dữ dội. Phía Trung Quốc bị chìm một tàu, phía Sài Gòn chìm chiếc HQ10 còn chiếc HQ16 bị thương nặng, nghiêng một bên không chạy được. Hai chiếc HQ4 và HQ5 cũng bị thương nhưng còn kịp kè được chiếc HQ16 thoát chạy về phía Đà Nẵng, bỏ lại toàn bộ người trên đảo Hoàng Sa. Lúc đó, trên đảo còn lại tổng cộng 41 người, có cả cố vấn Mỹ Gerald Kosh và một thiếu tá tên Hồng, trưởng phòng 2 (tình báo) của Quân khu I. Điều ngạc nhiên nhất là tàu Trung Quốc lại không hề đuổi theo tấn công hoặc chiếm tàu của phía Sài Gòn, họ chỉ đổ bộ lên đảo, bắt toàn bộ tù binh đem về. Quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Số phận 41 tù binh được giải quyết đơn giản sau hai tuần giam giữ (từ 18-1 đến 31-1-1974), họ được Mỹ đưa máy bay rước về từ… Hồng Kông.
(MỜI XEM TIẾP)
(TIẾP PHẦN TRÊN )
XóaPhía Sài Gòn, Tổng thống Thiệu rình rang tổ chức “mừng chiến thắng” ở Hoàng Sa.
Phía Sài Gòn, Tổng thống Thiệu rình rang tổ chức “mừng chiến thắng” ở Hoàng Sa. Tôi lúc đó cảm thấy tức giận vô cùng, không hiểu được người ta ăn mừng cái gì: Tàu ta chìm, lính ta bị bắt, đất ta mất.. mà hô hào chiến thắng? Tôi cất công đến thăm người bạn là phó Đề đốc Tánh (Tư lệnh phó Hải quân) để nắm tình hình. Ông Tánh cho vị đại tá trực tiếp chỉ huy chiến dịch này kể cho tôi nghe toàn bộ câu chuyện, thậm chí, cho xem cả những tấm hình tàu Trung Quốc khiêu chiến trước mũi tàu của quân đội Sài Gòn. Tôi cũng không hiểu được vì sao hai nước giao tranh, người ta lại có thể thả tù binh một cách êm thấm như vậy? Không hiểu sao người ta lại tổ chức ăn mừng và Tổng thống Thiệu thì lên đài tuyên bố vài câu huyênh hoang nào đó. Cuối cùng, những thông tin tình báo và tâm lý chiến cho tôi hay: Hạm đội 7 của Mỹ ở ngoài khơi đã rút khỏi miền Nam, tình hình chính trị của Liên Xô và Trung Quốc có cảnh không êm thấm và Mỹ muốn giao Hoàng Sa lại cho Trung Quốc để chặn đường vào Bắc Việt của hạm đội Liên Xô… Mất Hoàng Sa, tại Sài Gòn, Bộ Ngoại giao và nhiều tổ chức báo chí bắt đầu lên tiếng, tuy nhiên trách nhiệm lớn nhất, tôi nghĩ, thuộc về ông Thiệu. Lẽ ra, nếu khéo một tí, tổ chức phòng thủ trên đảo Hoàng Sa, còn 3 đảo bị chiếm đóng thì dùng nhiều giải pháp khác, ít nhất, cũng không bị rơi vào tình trạng bị khiêu khích khi lực lượng Hải quân không đủ mạnh…
Đó là câu chuyện 33 năm trước mà tôi chứng kiến, như một người trong cuộc, về sự kiện Hoàng Sa bị mất!
33 năm qua, lòng tôi đau đớn về sự kiện này. Ngày ấy, Việt Nam chỉ là một con cờ trong tay nước lớn. Vị Tổng thống có thể bình yên mà huênh hoang chút ngẫu hứng anh hùng cá nhân trong khi nước mất nhà tan…
Còn giờ đây, sau 33 năm, một nước Việt Nam thống nhất, một nhà nước Việt Nam đủ mạnh và là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, tôi nghĩ nên khéo léo và cương quyết giải quyết chuyện này bằng con đường ngoại giao, nếu không hiệu quả, chúng ta nên đưa việc này ra Liên Hiệp Quốc. Dẫu biết là không dễ dàng gì, có thể kéo dài 50 năm thậm chí 100 năm đi nữa thì chúng ta cũng phải làm. Thế hệ chúng tôi là người chứng kiến sự kiện chúng ta mất Hoàng Sa mà không làm được điều gì. Còn ngày nay, nếu chúng ta cứ tiếp tục để như 33 năm về trước, thì thế hệ con cháu sau này sẽ nói sao với chúng ta đây?
Có thể, con đường để giành lại Hoàng Sa, Trường Sa là tính bằng hàng thập kỷ hay hơn nữa, thậm chí, thế hệ chúng ta nhiều khi chỉ làm nên một tiền đề để con cháu còn có cơ sở mà tiếp tục cuộc hành trình giành lấy công bằng cho quyền lợi của Tổ quốc mình… Có khó khăn bao nhiêu đi nữa, chúng ta cũng phải làm!
(Nguồn: Xưa & Nay, số 301 + 302, 2/2008, tr 25)
(HẾT)
((Biển Đông nay bọn đầu trâu
Trả lờiXóaĐang dùng tửu sắc mời chào lũ say))?????
25 NĂM HẢI CHIẾN TRƯỜNG SA :KHÚC BI TRÁNG TRÊN ĐẢO GẠC MA
http://dantri.com.vn/xa-hoi/25-nam-hai-chien-truong-sa-khuc-bi-trang-tren-dao-gac-ma-705825.htm
Trên là trích đoạn về trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa, ngày 14/3/1988, trong trang sử có tên “Kiên cường bảo vệ chủ quyền biển đảo Trường Sa” của Lịch sử Trung đoàn công binh 83 Quân chủng Hải quân (công binh E83).
Chúng tôi đến gặp thượng tá Hoàng Hoan, nguyên là Phó Chỉ huy về chính trị của công binh E83. Giữa căn nhà nhỏ của Thượng tá Hoàng Hoan ở phường Thọ Quang, quận Sơn Trà (Đà Nẵng), trang sử bi hùng về trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma như dậy sóng.
Theo thượng tá Hoàng Hoan, từ cuối năm 1987 đầu năm 1988, tình hình ở quần đảo Trường sa thuộc vùng biển Đông Nam của Tổ quốc đã trở nên phức tạp. Tháng 10/1987, Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã ra lệnh chuyển lên trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao cho các đơn vị thuộc quần đảo Trường Sa và lệnh cho một số đơn vị, trong đó có công binh E83 Quân chủng Hải quân sẵn sàng đi xây dựng, chi viện đảo.
Tháng 1/1988, Trung đoàn đã bắt đầu lần lượt điều các khung đi xây dựng tại các đảo ở quần đảo Trường Sa. Đầu tháng 3/1988, đối phương tăng cường lực lượng hải quân xuống khu vực quần đảo của ta. Bộ Tư lệnh Quân chủng đã có chỉ thị cho Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146 và Trung đoàn công binh 83 chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ra Trường Sa.
20h đêm 11/3/1988, tàu HQ-604 của Đoàn 125 do đồng chí Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng đã nhổ neo tại căn cứ của công binh E83, tiếp tục đưa hai khung của Trung đoàn và các đồng chí của Đoàn 146 đi đóng giữ bảo vệ đảo. Tiếp đó, 2h sáng hôm sau, ngày 12/3/1988, tàu HQ-605 của Đoàn 125 cũng được lệnh tăng cường cho đảo.
Tối 13/3/1988, đối phương uy hiếp mạnh một số đảo của ta, ngay trong đêm 13/3/1988, Sở Chỉ huy đã chỉ thị cho bộ phận đi đóng giữ đảo: Quyết giữ vững mục tiêu, khẩn trương thả xuồng máy, xuồng nhôm xuống bám giữ đảo, đồng thời chuyển vật liệu xây dựng lên làm nhà.
Đến 6h sáng 14/3/1988, lực lượng vũ trang của đối phương xông vào. Cán bộ chiến sĩ Hải quân Việt Nam dưới sự chỉ huy của thiếu úy Trần Văn Phương kết thành vòng tròn, kiên quyết bảo vệ ngọn cờ Tổ quốc.
Đôi bên giằng co quyết liệt. Đối phương nổ súng, bắn vào thiếu úy Phương. Thiếu úy Phương ngã xuống. Vừa lúc ấy, binh nhất Nguyễn Văn Lanh (nay là thiếu tá Nguyễn Văn Lanh, người đã được Nhà nước phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân sau trận chiến bảo vệ đảo này, hiện đang ở TP Hồ Chí Minh) xông lên. Lanh vừa đánh bật khẩu súng ngắn trên tay một chỉ huy của đối phương thì một lính khác của đối phương đã dùng lưỡi lê sắc nhọn đâm vào Lanh từ phía sau. Lanh gục xuống, máu chảy nhuộm đỏ dưới chân cột cờ Tổ quốc. Lanh bị thương nhưng lá cờ của Tổ quốc trên đảo không đổ. Trước sự kiên cường của chiến sĩ ta, đối phương rời đảo.
Rút về tàu chiến, đối phương nổ súng vào các cán bộ chiến sĩ Hải quân ta đang bám giữ đảo và cả tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đang ở đó. Tàu HQ-604 chìm trong lòng biển. Sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 lịch sử, 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân ta đã anh dũng hy sinh.
Thượng tá Hoàng Hoan, nguyên Phó Chỉ huy về chính trị Trung đoàn công binh 83 Quân chủng Hải quân đặt tay lên trang sử của Trung đoàn ngày 14/3/1988, nói tiếp: “Rất nhiều cán bộ chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma ngày ấy. Nhưng chúng tôi không một ai nao núng, càng quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Ngày 16/3/1988, chỉ 2 ngày sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma, công binh E83 điều tiếp ngay hai khung của tiểu đoàn 886 và tiểu đoàn 887 xuống 2 tàu của Quân khu 5 đi xây nhà tại quần đảo Trường Sa nằm ở vùng biển đông nam của Tổ quốc”.
Đình Hòa - Khánh Hiền
(HẾT)
*YOU TOBE:TOÀN BỘ SỰ THẬT HOÀNG SA -TRƯỜNG SA
Xóahttp://www.youtube.com/watch?v=xGpal3_GxUE
*YOU TOBE:KAREL PHÙNG NÓI VỀ LỜI KÊU GỌI BIỂU TÌNH CỦA VIỆT TÂN VÀ NKYN
http://www.youtube.com/watch?v=jnclFTXnJRs
((...ở quê nhà bị rượu bia chà đạp nhân phẩm mà:
Xóakhông một cấp chính quyền nào cứu giúp))?????.
Tôi định gửi ông Huy Văn mấy bài báo phản biện lại ý kiến của ông nhưng lại thôi vì tôi sợ ông thêm mất vui vì tôi cứ hay tìm ra bằng chứng phản biện lại quan niệm của ông.
Tôi cũng làm theo lời ông là đã xem video nhưng quả là tôi chưa được thỏa mãn với kết luận của ông.Vài ngày nữa tôi xin được gửi ông một bức thư nhé
.Mong ông đừng ngay trong đêm xóa gấp những bức thư của tôi như ông đã từng làm
Chào ông!
Tái bút:Nếu có thể ,xin ông hãy cho tôi gửi lời chia buồn chân thành đến ông cùng gia đình sau sự ra đi đột ngột của ông ngoại cháu Bun
((Hàn quốc non nước hôm nay
XóaNhân quyền tôn trọng không dày xéo dân ))??????
HÀN QUỐC TỪNG LÀM GIÀU NHỜ CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM
Lâu nay, một bộ phận giới trẻ lấy hình ảnh phát triển của Hàn Quốc ngày nay để so sánh với Việt Nam và vội vàng phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam với những nhận xét khá dễ dãi và khập khễnh. Nhưng sự thật bản chất vấn đề có đúng như vậy?
Hội Anh Em Dân Chủ – Brotherhood For Democracy đăng bài “Hàn Quốc “lột xác” sau chiến tranh” với lời phụ họa cho rằng: “Việt Nam và Hàn Quốc đều bị tàn phá bởi chiến tranh, nhưng Hàn Quốc không có Đảng Cộng sản nên họ đã trở thành 1 cường quốc về kinh tế và quân sự. Việt Nam có Đảng Cộng sản nên vẫn là nước nhược tiểu về kinh tế và quân sự…”.
Những lập luận kiểu như thế này, chúng ta đã đọc mỏi mắt, nghe mòn tai rồi. Dẫu biết nếu ai đó cố tình ngu thì chúng ta nói cách nào họ vẫn phô bày trí tuê của mình, nhưng chúng ta vẫn phải nói.
I. Chiến tranh Nam - Bắc Triều Tiên chỉ kéo dài 3 năm, kết thúc năm 1953. Cả về thời gia và hậu quả của nó không thể nào so sánh được với chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam.
Chiến tranh chống Mỹ của VN diễn ra trong 21 năm, với 5 triệu quân dân bị chết, hàng triệu người khác bị thương, nhiễm chất độc, số bom đạn kỷ lục trong tất cả các cuộc chiến. Đến ngày hôm nay hậu quả cũng chưa khắc phục hết.
II. Hàn Quốc đã bất chấp đạo lý làm giàu bởi chiến tranh ở Việt Nam:
Trong tài liệu America’s Korea, Korea’s Vietnam (tạm dịch: Chiến tranh Triều Tiên với Mỹ, chiến tranh Việt Nam với Triều Tiên) của Charles K. Armstrong cho biết Hàn Quốc đã gửi hơn 300.000 lính đánh thuê cho Mỹ tới miền Nam Việt Nam.
Ngày nay nhìn về lịch sử phát triển thành con rồng Châu Á, giới trẻ Hàn Quốc chỉ biết nói “Tôi biết ơn Việt Nam”. Vì sao? Hồi ấy, Chính phủ Mỹ đổ viện trợ vào “bơm” miền Nam Việt Nam phồn vinh hơn Đại Hàn… Park đã chọn bài toán 4 lợi ích:
(TIẾP PHẦN TRÊN )
Xóa(1) Đáp ứng yêu cầu đồng minh, bán cho Chính phủ Mỹ gần 400.000 lính đánh thuê (số liệu hiện vẫn chưa thống nhất), và 1,1 triệu phụ nữ Hàn phục vụ các nhu cầu của họ, đổi lấy viện trợ kinh tế văn hóa xã hội.
(2) Thanh lọc xã hội bằng biện pháp quân phiệt, trấn áp thành phần chống đối và tầng lớp lưu manh làm cản trở chương trình canh tân đất nước, tống hết vào án lính “xuất khẩu”, nổi tiếng côn đồ hung hăng tàn độc, giao quân cho Mỹ đưa đi ngoài nước “giết” dùm.
(3) Dùng phần lớn tiền ấy làm học bổng dành đào tạo các nguồn nhân lực kỷ thuật then chốt cần cho kế hoạch công nghiệp hóa…
(4) Giáo dục thế hệ hậu bị khắc ghi hận nhục phải trả bằng chính kết quả học tập nghiên cứu và làm việc, khi mỗi tháng nhận trợ cấp đều tuyên hứa xác nhận biết rõ đây là tiền đã phải đánh đổi xương máu 1,5 triệu đồng-bào của mình nhằm thực hiện hoàn thành các mục tiêu Học-thuyết K (Kungfu Korea…). Do vậy, phần lớn tầng lớp tri thức Hàn độ tuổi trung niên ngày nay, đều mong muốn làm điều gì đó có thể, nhằm đền đáp phần nào, vì với họ “… nếu như không có cuộc chiến Vietnam?”.
III. Không những thế, sau 1975, VN phía Bắc phải đánh Trung Quốc, phía Tây Nam phải đánh Ponpot, tiêu hao rất nhiều sức người sức của.
IV. Hàn Quốc mặc dù chia đôi nhưng chắc chắn không bị chia rẽ trong thống nhất như Việt Nam khi phải đối đầu với cả đám quân thánh chiến ngoài biên giới, sự phong tỏa cô lập, kìm hãm kinh tế của Mỹ và đồng minh mấy chục năm sau chiến tranh trong điều kiện kinh tế đã kiệt quệ hoàn toàn cũng như phải “nuôi” cả đám người vọng Mỹ, cả dân tộc với đa số tiểu nông, mù chữ hậu quả của chính sách “ngu dân”, sự phân hóa dân tộc, vùng miền là hệ lụy chính sách “chia để trị” ngàn đời nay…
V. Cuối cùng, vì Việt Nam dư thừa quá mức những tri thức mà chỉ biết ngồi "so sánh".
Hình ảnh : 1 vụ thảm sát do lính Hàn thực hiện ở VN. http://www.vnweblogs.com/post/13176/273519
(HẾT) -(Bài được đăng lên của một trong 90 triệu đứa mang quốc tịch Việt Nam vì chưa giống người Hàn Quốc nên hiện chưa được làm người )
Mong sao:
((Ước gì nước Việt mến thân
Ngày mai cũng giống nước Hàn, mẹ ơi!
Để em con được làm người
Ngay trên non nước đất trời Việt Nam))
Đa tạ ơn các cụ Mĩ và các cụ Hàn xem xét cho con được làm người!
(Ai là người thì xin đừng xóa cảm tưởng của tôi khi thấy mình và tổ tiên ,con cháu bị gọi là chưa được làm người )
Lay chong Han Quoc hien nay qua pho bien. Nhung ket qua hau nhu rat dao thuong cho cac co gai Viet Nam lay chong xu Han. Ma phong trao lay chong xu Kimchi nay van noi tieng va pho bietn. Co le vi cac co gai Viet muon giup do gia dinh va thoat khoi canh ngheo? Lay chong Viet Kieu tot hon ma: http://www.datingvnet.com
Trả lờiXóa