Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

NGÀN LỜI THƯƠNG GỬI BA TOÀN

Đặng Huy Văn: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn máy bay Su-30MK2, khoảng 12h30 ngày 16/6, máy bay CASA-212 số hiệu 8983 của Lữ đoàn 918, Quân chủng Phòng không - Không quân do đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn 918 lái chính, bị mất liên lạc tại vùng biển phía nam đông nam đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng, trên máy bay có 9 quân nhân.

Tối 28/6, thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, lực lượng tìm kiếm đã tìm được 8 thi thể cán bộ chiến sĩ thành viên tổ bay CASA-212, trong dó có thi thể Đại tá Võ Kiêm Toàn. Hiện còn một thi thể quân nhân đang được lực lượng cứu hộ tích cực tìm kiếm và cơ bản đã xác định được vị trí mất tích.

Ngàn lời thương gửi ba Toàn
(Viết thay lời con gái yêu của đại tá Lê Kiêm Toàn)

Ngàn lời thương gửi ba Toàn
Ba đi để lại muôn vàn xót xa!

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

ANH HAI VÀ NHỮNG LỜI TRĂNG TRỐI CỦA BA TÔI

PHÚC ĐÌNH

Mẹ tôi vốn đã bị mồ côi mẹ từ lúc 5 tuổi, mồ côi cha từ năm 10 tuổi. Lớn lên mẹ tôi đã phải lang thang đây đó đi ở giúp việc cho người nên mẹ rất thiếu thốn tình cảm. Tình cờ, mẹ đã gặp ba tôi là một người cộng sản mới ra tù rồi cưới nhau, những tưởng được làm dâu ông bà nội tôi giàu có thì bớt khổ. Ai ngờ ba tôi cứ thoát ly đi hoạt động cách mạng nay đây mai đó, một mình mẹ tôi đã phải ở nhà bươn chải nuôi 5 thằng con trai khờ dại nên cơ cực vô cùng.

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

CHA KHẢI ƠI!



Đặng Huy Văn: Đại tá Trần Quang Khải người Lạng Giang, Bắc Giang đã hi sinh khi đang làm nhiệm vụ ngày 14/6/2016 trên chiếc máy bay SU-30MK2, có thể do bọn Trung Quốc gây nhiễu. Anh đã đột ngột ra đi để lại người vợ trẻ đang mang bầu và đứa con gái 3 tuổi còn thơ dại. Vợ anh, chị Trần Thị Hà, là một cô giáo PTTH chưa có chỗ dạy ổn định, chưa có nhà ở, nay đang phải thuê nhà trọ ở Hà Nội.

CHA KHẢI ƠI!
(Viết thay lời con gái 3 tuổi của đại tá Trần Quang Khải)

Cha Khải ơi!
Con biết sẽ nói gì với nội con?
Về ngôi nhà kiểu Thái Lan cha định dựng
Để nội cuối đời được ở

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

NĂM NĂM BA BỊ CÙM GÔNG

ĐẶNG HUY VĂN
(Kính viếng hương hồn ba nhân 86 năm bị giặc Pháp bắt giam)

Tám sáu năm đã trôi qua(1)
Lần theo trang viết lệ nhòa, ba ơi!
Hóa ra ba cũng một thời
Lên đèo xuống vực không người sẻ san!

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

CHUÔNG CHÙA KHẮC KHOẢI NGUYỆN HỒN AI?

Đặng Huy Văn: Quê tôi có ngôi chùa cổ Tịnh Lâm rất đẹp. Chùa nằm trên một ngọn đồi có tên là Rú Trò nhìn xuống một bàu nước rộng. Bàu nước này được nối với dòng sông Kẻ Gỗ thủy triều lên xuống ngàn đời ôm lấy quê hương yêu dấu của tôi. Nghe ông nội tôi kể, chùa đã được lập ra từ thời Trần. Đến thời Lê, chùa được tôn tạo lại đàng hoàng hơn. Đặc biệt là thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Chúa Trịnh đã lấy một bà ở quê tôi làm phi. Bà Phi này sau đó đã công đức xây dựng lại chùa Tịnh Lâm khang trang, có nhiều tượng Phật, ban thờ, bát nhang, có chính điện, bái đường, hậu cung và nhà Tăng như các chùa lúc bấy giờ ở ngoài Bắc. Đến đời Vua Tự Đức, nhiều người đỗ đạt ở Hà Tĩnh, Nghệ An đã công đức tôn tạo lại chùa Tịnh Lâm một lần nữa. Lần này, ngoài việc mở rộng bái đường và hậu cung ra, còn xây lại nhà Tăng rộng rãi khang trang hơn để cho sư thầy, các tiểu và khách thập phương có chỗ ở, chỗ ăn và chỗ học. Quả chuông lớn hiện nay vẫn còn nghe nói cũng đã được đúc từ thời Tự Đức.

Nhưng rồi năm 1954, đội CCRĐ về bài trừ mê tín dị đoan nên Sư Thầy đã bị bắt đi tù rồi chết. Từ đó chính quyền xã đã cấm tăng ni phật tử đến hương khói tại chùa. Các tượng Phật bằng đồng bằng gỗ, đồ thờ cúng... cứ mất dần. Đến tháng 9 năm 1963 khi tôi viết bài thơ này thì Chùa Tịnh Lâm chỉ còn lại cái xác chùa đổ nát. Mãi đến năm 2009, Chùa Tịnh Lâm mới được bà con phật tử công đức xây dựng lại như ngày nay.

Chuông chùa khắc khoải nguyện hồn ai? 
(Mến tặng bà con phật tử chùa Tịnh Lâm, Thạch Hà, Hà Tĩnh)
 

Lên thăm Chùa Tịnh đêm thanh vắng
Trăng sáng ngày rằm chiếu thảnh thơi
Chuông chùa đã biết bao năm lặng
Và giữa đêm trăng vắng bóng người!

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

NHỚ SƯ THẦY CHÙA TỊNH LÂM

PHÚC ĐÌNH
(Để tưởng nhớ vị sư thầy kính yêu thời thơ ấu của tôi)
 
Quê tôi có ngôi chùa cổ Tịnh Lâm rất đẹp. Chùa nằm trên một ngọn đồi có tên là Rú Trò nhìn xuống một bàu nước rộng. Bàu nước này được nối với dòng sông Kẻ Gỗ thủy triều lên xuống ngàn đời ôm lấy quê hương yêu dấu của tôi. Nghe ông nội tôi kể, chùa đã được lập ra từ thời Trần. Đến thời Lê, chùa được tôn tạo lại đàng hoàng hơn. Đặc biệt là thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Chúa Trịnh đã lấy một bà ở quê tôi làm phi. Bà Phi này sau đó đã công đức xây dựng lại chùa Tịnh Lâm khang trang, có nhiều tượng Phật, ban thờ, bát nhang, có chính điện, bái đường, hậu cung và nhà Tăng như các chùa lúc bấy giờ ở ngoài Bắc. Đến đời Vua Tự Đức, nhiều người đỗ đạt ở Hà Tĩnh, Nghệ An đã công đức tôn tạo lại chùa Tịnh Lâm một lần nữa. Lần này, ngoài việc mở rộng bái đường và hậu cung ra, còn xây lại nhà Tăng rộng rãi khang trang hơn để cho sư thầy, các tiểu và khách thập phương có chỗ ở, chỗ ăn và chỗ học. Quả chuông lớn hiện nay vẫn còn nghe nói cũng đã được đúc từ thời Tự Đức ấy.