Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

HẦU CHUYỆN ĐỨC NGÔ VƯƠNG

Tặng Tiến sĩ Đặng Huy Văn


Bác Văn hầu chuyện Đức Ngô Vương
Một sớm cuối thu thật tỏ tường.
Xã tắc lao đao nhiều vấn nạn,
Sơn hà xơ xác lắm tai ương.
Bao giờ chưa hết loài sâu mọt,
Lúc ấy vẫn còn tệ nhiễu nhương.
Tiên liệt linh thiêng, xin cứu giúp
Bàn dân thiên hạ khỏi đau thương!

Phan Liên Khê 

(Thượng tá CCB)

Nguồn: Phản hồi bài viết "Muôn Đời Tạc Dạ Ghi Lời Núi Sông!" đăng trên Bùi Văn Bồng G+ 

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

MUÔN ĐỜI TẠC DẠ GHI LỜI NÚI SÔNG!

danluan_00008.jpg
Đặng Huy Văn: Ngày 20/11/2014 vừa rồi, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày vào trường đại học, anh chị em cùng lớp đại học của chúng tôi đã tổ chức một chuyến du ngoạn tới Làng Cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội để viếng Lăng Vua Ngô Quyền, thăm Đền Thờ Phùng Hưng, viếng Mộ nhà ngoại giao cương nghị Giang Văn Minh và “dãy duối ngàn năm tuổi” nơi ngày xưa quân sĩ của Ngô Quyền đã dùng để buộc ngựa. Sáng cuối thu nắng đẹp và mát mẻ đã làm cho chúng tôi cảm thấy như được hòa hồn mình vào hồn non nước Đường Lâm linh thiêng. Đặc biệt, tôi đã trào nước mắt trước Ngôi Lăng nhỏ thó xưa cũ của vị Anh Hùng Dân Tộc Ngô Quyền, người con vĩ đại của núi sông với chiến thắng Bạch Đằng Giang đã kết thúc một ngàn năm Bắc Thuộc của các chế độ phong kiến Phương Bắc đối với Dân Tộc Việt Nam ta.

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

THÊM MỘT “CHÚ CHIM” ĐI GIỮ NƯỚC!


(Đề tặng bức ảnh “nude” của con trai cháu Bảo Ngọc)

Có thì xấu hổ chẳng khoe ra
Không có thì lo lúc nước nhà
Giặc đến lấy ai người cầm súng
Đuổi Tàu cút khỏi núi sông ta
Nối gót anh hùng đi đánh giặc
Xâm lăng truyền kiếp cứu Sơn Hà
Thêm một “Chú Chim” đi giữ nước
Nam Quốc ngàn đời rộn tiếng ca!

Hà Nội, 26/11/2014

Đặng Huy Văn

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

TUỔI XUÂN TRONG TRẮNG VÔ NGẦN!

Đặng Huy Văn: Tôi có một cô bạn cùng quê học sau tôi một lớp và kém tôi hai tuổi tên là Nguyễn Thị Trâm. Vì con đường từ làng tôi xuống thị xã đi học phải đi qua làng của cô ấy nên chúng tôi đã thường cùng nhau đi học trên con đường đó từ cấp II đến cấp III tới 5 năm trời. Một cô gái hiền ngoan với bố cô ta và bố tôi là bạn của nhau nên chúng tôi đối xử với nhau như anh em. Trước khi rời quê ra Hà Nội học, tháng 8/1964, tôi còn cho cô ấy mượn một số sách giáo khoa lớp cuối cấp III để cô ấy ôn thi vào đại học.  Không ngờ chỉ 8 tháng sau, vào tháng 3/1965, trong một lần trường PT cấp III Phan Đình Phùng, Hà Tĩnh tổ chức đi tát nước chống hạn giúp dân thì chẳng may cô ấy đã bị bom Mỹ giết hại! Cô ấy đã được phong tặng danh hiệu Liệt Sĩ ngay sau đó.

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

MỜI EM VỀ THĂM QUÊ ANH HÀ TĨNH!

Đặng Huy Văn: Tôi không thể nào quên được hình ảnh người bạn, một người em kém tôi tới 12 tuổi đã nhiều năm cùng dạy học với nhau và bốn năm qua, chúng tôi lại là láng giềng thân thiết của nhau. Tôi và anh ấy buổi tối thỉnh thoảng cùng đi bộ với nhau và thường hay tâm sự về thời cuộc. Anh ấy đã có bốn năm nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Vũ Hán, Trung Quốc nên rất giỏi tiếng Trung. Vì thế gặp tài liệu tiếng Trung nào khó nhằn là tôi lại nhờ anh ấy đọc hộ. Có lần tôi đã tâm sự với anh ấy về những tệ nạn do hàng vạn người Trung Quốc sang xây dựng cảng Sơn Dương, Vũng Áng đã gây ra cho đồng bào Hà Tính quê tôi, anh ấy đã rất phẫn nộ. Anh ấy nói, sắp tới nhất định anh sẽ đến thăm Sơn Dương, Vũng Áng để xem bọn Tàu chúng tàn ác đến thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến những tệ nạn như thế? Tôi đã mời anh ấy cùng về thăm Hà Tĩnh nhân dịp Tết Dương Lịch đón năm mới 2015 này và anh ấy đã rất háo hức ngày về thăm quê hương tôi mà hai chúng tôi đã từng hò hẹn với nhau hôm đó.

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

CHÁU QUÂN TRÒN HAI TUỔI

Đặng Huy Văn: Đã sắp tới ngày sinh nhật lần thứ 2 của cháu nội Đặng Hoàng Quân, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Trời, Phật đã thương và tặng cho gia đình chúng tôi đứa cháu nội thứ hai ngoan ngoãn và vui tính. Cầu chúc cháu chóng lớn, thông minh, mạnh khỏe…! Hy vọng mai ngày cháu sẽ trở thành một người con kiên cường của Tổ Quốc Việt Nam để cùng với đồng bào cả nước vùng lên đánh đuổi hết bè lũ Việt gian bán nước và bọn đồ tể giặc Tàu xâm lăng cướp nước.

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

NỢ CÔNG VAY CỦA GIẶC TÀU XÂM LĂNG

Đặng Huy Văn: Ngay trên con đường Nguyễn Trãi gần nhà tôi ở đang xây dựng một đường sắt trên cao mà chúng tôi quen gọi là “đường sắt trên trời Cát Linh-Yên Nghĩa” chạy từ phố Cát Linh, quận Đóng Đa đến bễn xe Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội. Con đường này dài trên 13 km do Trung Quốc thắng thầu năm 2011 với giá thầu trọn gói là nửa tỷ đô la Mỹ. Bí thư TU Hà Nội đã từng ca ngợi “Đây là con đường thắm tình hữu nghị Việt-Hoa” do Trung Quốc cho vay với lãi suất thương mại nghe nói chỉ thấp khoảng 10% năm, nghĩa là chỉ gấp chừng 10 lần tiền USD gửi tiết kiệm ngân hàng hiện nay của dân mà thôi! Điều kỳ cục đáng nói ở đây là, lẽ ra công trình này đã được bàn giao cho Hà Nội sử dụng vào cuối năm 2014 thì đầu năm nay, nhà thầu đã cho tạm dừng thi công để đòi tăng vốn vay lên 365 triệu đô la Mỹ nữa. Đề nghị “nhỏ” đó đã được chính phủ nhanh chóng phê chuẩn nhưng nay vẫn đang thi công nhát gừng chưa biết đến lúc nào mới hoàn thành và sẽ còn thêm bao nhiêu lần đòi tăng vốn vay lên nữa?

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

NÚI NỢ CÔNG CHA CHUNG AI SẼ KHÓC?

Đặng Huy Văn: Suốt tuần qua, cả nước xôn xao bởi Quốc Hội họp đã đưa ra thảo luận vấn đề, vì sao chỉ trong bốn năm từ 2010 đến 2014 mà núi nợ công của nước ta đã tăng lên gấp tới hai lần rưỡi? Trong khi bốn năm đó, cả thế giới người ta đã tìm mọi cách để cắt giảm nợ công thì Việt Nam mình lại cố tình tăng nợ công lên đến mức khủng khiếp như thế là sao? Mà trên thực tế, bốn năm qua các công trình xây dựng công cộng đều bê trễ hoặc chậm tiến độ hoặc dừng triển khai. Các công trinh dân sinh trên cả nước như trường học, bệnh viện, nhà gửi trẻ…đã triển khai được mấy cái? Còn bao nhiêu vùng núi cầu treo đứt gẫy chết người, dân phải qua suối đi làm, đi học bằng dây cáp, bằng túi ni lông?