Đặng
Huy Văn: Ba tôi xuất thân trong một gia đình giàu có nhiều đời.
Nhưng đến đời ông nội tôi thì chỉ còn hơn chục mẫu ruộng để ông bán dần nuôi
bác tôi và ba tôi đi hoạt động chống Pháp mà thôi. Ba tôi rời trường Quốc Học
Pháp Việt năm 1927, vào làm công nhân tại nhà máy Trường Thi và tham gia Đông
Dương cộng sản đảng tháng 10/1929 để hoạt động chống Pháp. Tháng 5/1930, ba tôi
bị mật thám Pháp bắt quả tang trong khi đang phân phát tài liệu bí mật và bị kết
án 5 năm tù khổ sai qua các nhà tù Vinh, Kon Tum, Banmethuot từ 28/5/1930 đến
28/5/1935. Sau khi ra tù bị quản thúc ở địa phương mấy năm, ba tôi lại vào hoạt
động tại Sài Gòn, Phnompenh, Đồng Nai, Vũng Tàu…cho đến năm 1945. Sau 1945, ba
tôi được điều động ra Thanh Hóa công tác kinh qua tỉnh ủy viên, bí thư huyện ủy
các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hà Trung và từ 4/1949 đến 6/1952 là ủy viên thường
vụ tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa.
Đầu
năm 1952, ba tôi bị đau dạ dày nặng phải về quê điều trị và làm việc tại tỉnh ủy
tỉnh Hà Tĩnh thì tháng 9 năm 1954, ba tôi bị khai trừ khỏi đảng vì ông bà nội
và mẹ tôi là địa chủ. Sau khi được phục hồi đảng tịch cuối 1956, do thông thạo
tiếng Pháp và giỏi chữ Hán nên ba tôi được điều động ra làm việc tại Ban nghiên
cứu lịch sử đảng trung ương một số năm. Tại đó, qua việc nghiên cứu các sử liệu
bằng tiếng Pháp và chữ Hán thu thập được, ba tôi đã biết được quá nhiều thâm
cung bí sử của Ba Đình nên cuối cùng, cụ lại phải trở về Ban nghiên cứu lịch sử
đảng tỉnh ủy Hà Tĩnh cho đến khi nghỉ hưu, năm 1969.
Ba
tôi về quê sống và đọc sách ngâm thơ trong một túp lều tranh lợp lá cọ cho đến
khi qua đời vào ngày 5/3/1989, hưởng thọ 79 tuổi. Những điều tôi viết trong bài
này là lấy từ các trang viết của ba tôi để lại. Đó là những trang sử vô giá của
gia đình tôi về một người ba đã suốt đời tận tụy hy sinh vì cuộc đấu tranh chống
thực dân Pháp. Nhưng giờ đây giặc Tàu xâm lăng đang kéo đến, cháu con sẽ phải
làm gì thưa ba?
LẦN THEO TRANG VIẾT LỆ NHÒA BA ƠI!
(Kính viếng ba nhân 85 năm người bị Pháp
bắt tù)
Tám lăm năm đã
trôi qua
Lần theo trang
viết lệ nhòa ba ơi!
Hóa ra ba cũng một
thời
Bị bao oan trái
không người sẻ san!
Rời trường Pháp
dạy làm quan
Ba theo cộng sản
đi làm công nhân
Bởi căm thù bọn
thực dân
Rải truyền đơn gọi
nhân dân biểu tình
Bị mật thám bắt
nhục hình
Khảo tra ba chịu
một mình không khai
Không khai nhận
lệnh từ ai
Bị tòa phát vãng
đi đày Kon Tum
Năm năm trời chịu
cùm gông
Mười người đi
chin người không trở về!
Mãn tù ba trở về
quê
Mấy năm quản
thúc rồi đi Sài Gòn
Gạo tiền ông nội
góp gom
Mang theo nguyện
sống là còn đấu tranh
Một thời sang tận
Phnompenh
Nay Căm Bốt mốt
Sài Thành kết giao
Kia Đồng Nai mai
Vũng Tàu
Ngược xuôi kêu gọi
đồng bào đấu tranh
Sau Bốn Lăm cách
mạng thành
Ba vào thường vụ
tỉnh Thanh một thời
Năm Tư, Tàu được
đảng mời(1)
Sang làm Cải
Cách giết người tràn lan
Ông bà nội bị chết
oan
Ba bị ra đảng
suýt mang án tù
Mấy năm sau được
ông Hồ
Phục hồi đảng tịch
nhưng cho ra rìa
Ba đâu còn chức
nọ kia
Chỉ nghiên cứu sử đến khi về vườn
Về vườn sống giữa
yêu thương
Lều tranh mái cọ
thơm hương gió đồng…
Ba đi nhẹ tựa
lông hồng
Xác thân gầy guộc
quàn trong túp lều
Người khóc trời
cũng khóc theo
Đầu năm Kỷ Tỵ
quê nghèo tiễn ba!
Hỏi đâu trong
cõi người ta
Trớ trêu như nước
Cộng Hòa này không?
Việt gian thì gọi
bằng ông
Còn người yêu nước
cùm gông đợi chờ
Mời Ba về lại
quê xưa
Mà xem Tàu cộng
trên bờ Biển Đông!(2)
Nơi Suối Vàng ba
đói không?
Lúc đi cháo chửa
no lòng đó ba!
Thế mà giờ ở nước
ta
Những người cách
mạng như ba rất giàu
Xe sang, biệt thự,
lầu cao
Cháu con “vay” của
đồng bào về xây
Nước mình nghe nói
rồi đây
Thành Khu Tự Trị
trong tay nước Tàu
“Thành Đô bí mật”
xôn xao(3)
Ba ơi xương máu
đồng bào trôi sông!
Giặc Tàu đang lấn
Biển Đông
Hoàng-Trường Sa
thuở ông Đồng đã trao
Giờ con cháu biết
làm sao
Giữ non sông, cứu
đồng bào, thưa ba?
Hà Nội, 28/1/2015
Đặng Huy Văn
(1). Cải Cách Ruộng
Đất từ 1954 đến 1956, đảng ta đã mời các cố vấn Trung Quốc sang giết hại tràn
lan hàng vạn người vô tôi trong đó có cả
ông bà nội của tôi.
(2).
Tại cảng Sơn Dương, Vũng Áng, Hà Tĩnh có tới hàng ngàn người Trung Quốc sang
xây làng lập ấp âm mưu cố thủ lâu dài trên bờ Biển Đông của Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét