Đặng Huy Văn: Gần
nơi tôi ở có một xóm trọ do dân xây lên để cho thuê. Hàng ngày đẩy xe đưa cháu
nội đi chơi, tôi đã quen một bà ở quê ra trông cháu ngoại cho con gái đang thuê
trọ trong xóm. Hai vợ chồng trẻ một con và bà ngoại cháu chui rúc trong một căn
phòng nhà cấp 4 ẩm thấp rộng chỉ hơn 12 mét vuông, kê được mỗi cái giường nằm.
Con gái bà làm trong một cơ quan nhà nước lương thấp, còn chàng rể là kỷ sư xây
dựng của một chủ đầu tư bất động sản (BĐS) nay đang thất nghiệp phải đi làm
ngoài.
Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013
Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013
CHÀO NĂM MỚI 2014 VÀ EM ĐÃ VỀ TRÊN QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU!
Đặng Huy Văn: Do
cậy con nhà giàu, nên tôi cứ lêu lổng mãi chơi thành ra phải học đi học lại lớp
Một tới ba năm. Đầu năm 1953, tôi bước vào lớp Một năm thứ ba thì gặp Diễm Hạnh,
một bé gái người công giáo rất xinh xắn kém tôi một tuổi vào học cùng lớp. Mặt bạn
ấy nhìn như Đức Mẹ Maria nên nhiều “chàng trai” trong lớp muốn làm thân nhưng
bạn ấy không ngờ lại chỉ quí tôi, có thể vì ba bạn ấy cùng làm việc ở xã với
chú tôi, nên chúng tôi đã quen nhau từ trước. Mỗi lần tôi ngồi quậy phá trong
lớp bị cô giáo đuổi ra ngoài, bạn ấy đều cất sách vở cho tôi, rồi đến cuối buổi
lại âu yếm trao lại cho tôi mà không một lời trách móc. Tôi thì vẫn gọi bạn ấy
bằng “mày, tao” nhưng trong thâm tâm, tôi rất mến và phục vì bạn ấy đã ngoan
lại học giỏi hơn tôi. Chúng tôi cùng học với nhau năm lớp Một rồi đầu năm 1954,
cả hai đứa lại cùng lên học lớp Hai với nhau.
Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013
BỨC THƯ NGỎ CUỐI NĂM 2013 CHÚC TẾT SẾP
Đặng Huy Văn: Tôi
có một người bạn cùng hoc THPT. Hai mươi năm lại đây, anh ta là một quan chức
có máu mặt tại Bộ Xây Dựng, phụ trách việc xây dựng các nhà máy thủy điện trong
cả nước. Hôm rồi cùng chúng tôi về họp đồng môn, anh ấy nói đã nghỉ hưu, chỉ
còn làm cố vấn cho bộ thôi nên rất cởi mở. Anh ấy nhỏ nhẹ, gia đình anh thật ra
chỉ có dăm căn biệt thự thôi. Còn nhà liền kề mặt phố thì đứng tên vợ, tên bạn
gái, tên các con nên không nhớ mấy căn vì chúng rải rác ở các thành phố khác
nhau. Rồi anh tâm sự, việc lập dự án và xây dựng các nhà máy thủy điện nay đã
thành một “đường dây” từ trung ương đến địa phương, nên đâu phải Quốc Hội muốn
dừng là dừng được. Nếu không tin, thì hãy cứ chờ xem! Anh ấy cũng thú thật,
nếu không có các dự án nhà máy thủy điện, thì ngành điện và ngành thủy lấy gì mà “sống”? Các ngành đó mà không sống được thì các vị trên ấy cũng
sẽ bị “đói”! Cho nên thông tin đại chúng cứ thoải mái phản đối, còn việc phải
làm thì vẫn cứ làm! Bởi đó là nhu cầu mà cuộc sống đòi hỏi!
Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013
MÙA GIÁNG SINH ĐÃ VỀ TRÊN ĐẤT NƯỚC

Đặng Huy Văn: Năm
nào cũng vậy, càng gần lễ Nô-en trời càng lạnh. Nhưng cái lạnh Miền Bắc năm nay
quá bất thường, vừa nhiết độ thấp lại liên tục kéo dài buốt giá, sương muối,
tuyết rơi dày…Ôi thương quá những đứa trẻ Háng Đồng, Bản Khoang, Mù Căng Chải,
Mèo Vạc…trên các rẻo cao Tây Bắc, Việt Bắc đang thiếu ăn thiếu măc, có cháu còn
phải cởi truồng giữa tuyết rơi! Liệu đội ngũ các “Ông Già Nô-en” có tới được
những nơi đó để tặng quà không? Tại các tỉnh Miền Trung do bão lụt và bị các hồ
thủy điện xả lũ cuốn trôi nhà cửa, đường sá…Liệu Nô-en này có đủ cái ăn, cái
mặc không?
Rồi các con anh Đặng Ngọc Viết,
Đoàn Văn Vươn có “Ông Già Nô-en” nào dám đến tặng quà không? Rồi các cháu nhỏ
của các anh hùng Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974, liệu chính quyền có cho “Ông Gì Nô-en”
đến tặng quà nhân dịp 40 năm ngày giặc Tàu xâm lăng quần đảo Hoàng Sa không? Và
còn hàng ngàn trẻ lang thang vé số ở các tỉnh phía Nam, những “Cô Bé Bán Diêm”
thời đại Hồ Chí Minh có được ai tặng quà vào đêm Nô-en như những thế hệ trẻ con
Tàu lai F1 tại những vùng có công nhân Trung Quốc “đồn trú” không?
Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013
CHỈ VÀI LỜI NHẮN GỬI DƯƠNG CHÍ DŨNG
Đặng Huy Văn: Dương Chí Dũng thân mến! Tôi biết anh qua một bài của nhà báo Lê Phương Dung năm 2006,
hồi anh mới về nhậm chức chủ tịch HĐQT Vinalines. Theo bài báo đó, anh là một
người đàn ông hào hoa phong nhã, một nhà thơ có thể sánh được với Sóng Hồng. Thơ
của anh tràn trề cảm hứng của một nhà thơ “lãng mạn cách mạng” như Tố Hữu,
Nguyễn Đình Thi…Rồi mấy ngày qua được “gặp lại” anh tại tòa án sơ thẩm xét xử
anh và đồng bọn, anh vẫn giữ được phong thái ung dung tự tại của một nhà thơ
yêu nước, vẫn đẹp trai phong độ như xưa làm cho nhiều cô gái không thể cầm được nước
mắt vì tiếc nuối
Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013
THƯ CON GÁI GỬI BA NHÂN DỊP LỄ NÔ-EN
Đặng Huy Văn: Năm nào đến dịp Giáng Sinh, Hà Nội trời cũng lạnh. Có năm nhiệt độ xuống thấp nhất năm. Năm nay, tôi đoán đêm Nô-en Hà Nội sẽ lạnh hơn vì còn 9 ngày nữa mới đến Giáng Sinh mà nhiệt độ đã xuống dưới 14 độ C rồi. Sáng nay, có việc phải đi qua trại giam Thanh Xuân ngay gần khu đô thị Xa La nơi tôi ở, tôi chợt nhớ ra, tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh vừa bị chuyển trại ra Bắc hôm đầu tháng 10/2013 đang bị giam tại đây. Trời ơi! Một cô gái trẻ Miền
Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013
NĂM NAY VỀ LẠI THĂM THẦY GIÁO
Đặng Huy Văn
Năm ấy về thăm thầy giáo cũ
Vẫn ngôi nhà nhỏ tự bao giờ
Bên lề hẻm ngõ xưa thanh vắng
Mỗi độ hè về nắng ngẩn ngơ
Năm ấy về thăm thầy giáo cũ
Vẫn ngôi nhà nhỏ tự bao giờ
Bên lề hẻm ngõ xưa thanh vắng
Mỗi độ hè về nắng ngẩn ngơ
Nhãn:
Bình Luận,
Hồi Ký,
Liên Lạc,
Nhạc,
Sưu Tập Ảnh,
Thơ,
Thời Sự,
Trang Chủ,
Truyện Vui,
Video
Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013
BIỂN ĐÔNG TỰ BAO ĐỜI LUÔN LÀ CỦA VIỆT NAM!
Đặng Huy Văn: Nhân
sắp đến dịp kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc trắng trợn xâm lược quần đảo Hoàng
Sa của Việt Nam, 19/1/1974, chúng ta hãy suy ngẫm lại xem, đối với Biển Đông và
Hoàng -Trương Sa, ai là người có công và ai là kẻ có tội với Tổ Quốc?
Từ ngày bé, tôi đã được học trong
sách giáo khoa phổ thông nhắc đi nhắc lại câu “Gia Long cõng rắn cắn gà nhà!”
làm cho trong tâm thức của dân Miền Bắc, ai cũng nghĩ Vua Gia Long là một ông
Vua bán nước. Sau này, nhờ đọc mạng internet, tôi mới biết được rằng chính Gia
Long là triều đại đầu tiên của Việt Nam đã cắm mốc chủ quyền và đưa các quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa cùng Biển Đông vào các văn bản chính thức của quốc gia,
có cả bản đồ và địa giới hành chính Hoàng-Trường Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi của
nước ta. Tại đảo Lý Sơn, nhà vua đã lập Hải Đội Hoàng Sa với đội thuyền chiến
mạnh để bảo vệ Biển Đông và các quần đảo đó. Hàng năm, nhà vua còn cho tổ chức
Lễ Khao Lề Thế Lính để tiễn các chiến binh đi bảo vệ Hoàng-Trường Sa và Biển
Đông. Mặc dù, từ các triều đại trước đó như Lý, Trần, Lê ngư dân và binh lính
ta đã ra Hoàng Sa, Trường Sa đánh cá và thu thập các sản vật ở ngoài hai quần
đảo đó về dâng vua. Toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cùng Biển Đông đã
giữ được đến năm 1954.
Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013
LỜI TÂM SỰ CỦA ÔNG CHẤN VỚI HƯƠNG HỒN CỦA NGƯỜI CHA
ĐẶNG HUY VĂN
(Viết tặng ông Nguyễn
Thanh Chấn đã bị án tù chung thân oan uổng)
Mười năm đằng đẳng trong lao
Án oan con chịu ai nào đoái thương?
Đêm đêm nhìn bốn bức tường
Thương cha xác gửi chiến trường, cha ơi!
Oan khiên kêu đã thấu trời
Vợ hiền đã đến nhiều nơi giải bày
Trời cao biển rộng đất dày
Gặp ai để tỏ oan này, thưa cha?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)