Đặng Huy Văn: Tình
cờ có người thấy một ông già đi xe lăn được mấy người khênh từ máy bay xuống
vào trưa ngày 3/2/2013 tại sân bay Phú Bài TP Huế. Nhìn một lúc mới có thể nhận
ra, đó là một nhà thơ có những tập kí khá ấn tượng. Nhưng điều làm mọi người ấn
tượng nhất là ông từ một giáo sư, một nhà thơ trước 1966 ở Huế có một cuộc sống
khá giả mà đã đoạn tuyệt với quá khứ giàu sang để đi theo du kích chống lại bạn
bè và những học trò cùng giai cấp của ông. Đặc biệt Tết Mậu Thân 1968, ông đã
giúp bộ đội Giải Phóng MN giết chết rất nhiều những người dân vô
tội mà phần nhiều là bạn bè và học trò cũ của mình. Ông là một nhân chứng sống
của lịch sử đau thương của dân tộc Việt Nam .
MẬU THÂN TRONG TÂM KHẢM MỘT NHÀ THƠ
(Xin tạ tội với những
oan hồn Tết Mậu Thân 1968)
Quá ngỡ ngàng khi thấy ông
Từ trên máy bay “bước” xuống
Kẻ bế người nâng khác nào một vị vua
Với nét mặt nát nhàu
Đôi mắt buồn rười rượi
Có lẽ nào đây là anh giải phóng quân
Vào thành Huế Mậu Thân xưa?
Không!
Ông chỉ là một nhà thơ
Một nhà thơ chan chứa tình bè bạn
Theo bộ đội lên chiến khu
Nhưng chưa bao giờ cầm súng bắn
Tết Mậu Thân ông chỉ là quan tòa
Tại trường Gia Hội mà thôi
Để xét xử người của đối phương
Những học trò cùng bạn hữu một thời
Và ông chỉ biết cầm bút ký tên vào bản án
Để người khác thi hành thôi
Chứ ông nào biết bắn!
Ông thương dân lắm
Nên khi tiến quân vào Huế Thương ông khóc
Vì thấy các đồng chí của ông
Đã chôn sống những xác người!
Một nhà thơ
Chỉ biết chắt lọc suốt đời
Những ngôn từ mĩ miều
Của tình người thiêng liêng nhất
Dù biết rõ kẻ đã ra lệnh bắn vào
Bàn thờ tổ tiên trong đêm mùng một Tết
Là một kẻ vô thần mang dạ thú mặt người
Nhưng ông là nhà thơ chỉ biết làm thơ thôi!
Và đây là dịp để có những vần thơ trác tuyệt
Lấy máu của bạn bè để viết nên những bài thơ
Lừng danh Đất Nước Việt!
Chuyện ai ra lệnh bắn vào ai
Đâu phải việc của nhà thơ!
Ai ngờ về già ông cứ thờ thẩn ngẩn ngơ
Đêm gió động ngoài hiên
Cũng bật dậy tưởng có người gõ cửa
Có hôm nằm mơ thấy hồn Mậu Thân
Ngoài Khe Đá Mài than thở(*)
“Không biết mẹ già và vợ con
“Nay phiêu dạt về đâu?”
Ông là nhà thơ
Càng thấm thía nỗi đau
Của những người học trò bị giết oan
Mà ông “không thể” cứu!
Ông phải sống những năm tháng cuối đời
Với nỗi đau nặng trĩu!
Vì thời trẻ ông chỉ chạy theo phù du
Chứ có biết nghĩ suy đâu
Nếu ông được dạy dỗ đến nơi đến chốn thì
Non sông bây giờ chắc đã khác
Ôi! Cái tuổi trẻ đam mê vĩ cuồng
Để suốt đời lầm lạc
Đã kết án oan cả chú bác cô dì
Bè bạn lẫn trò ngoan!
Đã phá tan hoang những đường phố, ngôi làng
Cả mái trường xưa nơi một thời dạy học
Day dứt quá những đêm dài trằn trọc!
Nhưng cuộc đời đâu dễ dàng
Quay ngược lại thời gian!
Để chuộc lại những sai lầm
Khi tay đã nhúng chàm
Những sai lầm
Được mang tên Tội Ác!
Bốn mươi lăm năm rồi
Huế Thương giờ thật khác
Ôi! Còn đâu những ngày xuống đường
Của sinh viên Huế biểu tình
Và còn đâu những buổi tụ tập mít tinh
Của nhân dân Huế “Đã đảo quân xâm lược!”
Xuống đường ư? Bị bắt ngay lập tức
Vì chống Tàu là “chống đảng chống nhân dân!”
Ông lờ mờ xem Ti Vi mà đau đớn tận tim gan
Khi Hoàng-Trường Sa và Biển Đông
Nay đang bị giặc Tàu xâm lược
Nước mắt ông bỗng trào dâng
Và thốt nhiên bật khóc!
Tết Quý Tỵ này
Ông quay về lại Huế Thương
Ông định sẽ tìm lại cái gì ở đây
Giữa những hố chôn người vội vã?
Hay để chứng kiến cảnh nhiều em thơ
Đang phải lang thang trên vỉa hè tơi tả
Những dân oan khắp thôn xã, quận phường
Đang lũ lượt lên tàu xe
Mang đơn kiện tận trung ương
Vì đã bị cướp đất, cướp nhà nhiều năm
Mà không ai giải quyết
Nhưng những chuyện của thời nay
Chắc không ai nỡ nói cho ông hay biết
Vì nói để làm gì thêm khốn khổ thân ông?
Ôi! Thời vàng son của Huế
Hỏi còn không?
Hà Nội, 7/2/2013
Ts. Đặng Huy Văn
(*) Khe Đá Mài thuộc xã Đương
Hòa, quận Hương Thủy, tại đó vào đêm ngày 7/2/1968 bộ đội Giải Phóng đã thảm
sát khoảng hơn 400 người vô tội, tuyệt đại đa số là thường dân cả đàn ông, đàn
bà và trẻ con. Tất cả họ kể cả những người chưa chết hẳn đều bị ném xuống khe
(không được chôn).
Tháng 10/1969, chính quyền Huế mới đem xương cốt các nạn nhân bị trôi dạt trong khe suối về chôn thành một ngôi mộ tập thể tại nghĩa trang Ba Tầng phía nam TP Huế, nằm giữa Từ Đàm và Phủ Cam. Sau 1975, khai quật thấy có hơn 400 bộ hài cốt.
Tháng 10/1969, chính quyền Huế mới đem xương cốt các nạn nhân bị trôi dạt trong khe suối về chôn thành một ngôi mộ tập thể tại nghĩa trang Ba Tầng phía nam TP Huế, nằm giữa Từ Đàm và Phủ Cam. Sau 1975, khai quật thấy có hơn 400 bộ hài cốt.
Mấy bài thơ của bác càng ngày càng hay,khí khái lắm,e rồi bác trở thành nhà thơ nổi tiếng mất thì khổ đấy.Tết đến nơi,bác đã chuẩn bị xong chưa ?Cho em số phone của bác nhé.Mấy anh em đi Bun về đang hẹn nhau ngày mai gặp mặt để chuẩn bị chương trình đón và gặp gỡ với tổng thống Bungaria,cũng có mặt xem sao.Chúc bác khỏe.
Trả lờiXóa